Từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay

Một phần của tài liệu 01050003190 (Trang 28)

7. Cấu trúc luận văn:

1.4.2 Từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay

Ngày 29 tháng 11 năm 2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật Đất đai 2013 (thay thế Luật Đất đai 2003 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014); ngày 15 tháng 5 năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai. Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, sử dụng đất trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh việc kế thừa các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong hệ thống pháp luật đất đai năm 2003, Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ- CP quy định một số nội dung đổi mới, mang tính đột phá như sau [10]:

a) Về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhằm khẳng định nâng cao vai trò, vị trí của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo; khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời làm căn cứ để văn bản dưới Luật quy định chi tiết trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc rà soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ngoài những quy định kế thừa trong Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 bổ sung một số nguyên tắc quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như: Nguyên tắc về tính đặc thù, liên kết, tính chi tiết của quy hoạch sử dụng đất; nguyên tắc ưu tiên trước sau trong quy hoạch sử dụng đất; nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp, thống nhất của các quy hoạch ngành với quy hoạch sử dụng đất.

b) Về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo cấp hành chính, Luật Đất đai 2013 quy định gồm 3 cấp (quốc gia, tỉnh và huyện). Luật quy định lồng nội dung quy hoạch sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội vào quy hoạch sử dụng đất cấp quốc giai; quy hoạch sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, tăng tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong công tác lập quy hoạch; nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

c) Về kỳ kế hoạch sử dụng đất

Riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định “Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm” (Khoản 2 Điều 37).

Việc đổi mới này cùng với đổi mới về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chỉ duy nhất là “kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” nhằm khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan (thường tập trung vào những năm đầu của kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm và cũng chính là đầu nhiệm kỳ như hiện nay), tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất.

d) Về chỉ tiêu sử dụng đất.

Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng. Như vậy, ngoài chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất (như quy định của Pháp luật đất đai 2003) trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện còn quy định chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng đảm bảo tính đặc thù trong sử dụng đất của mỗi khu vực nhằm phát huy thế mạnh về tiềm năng đất đai và lợi thế của khu vực đó.

đ) Về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trên cơ sở quy định của Luật Đất đai về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị định 43 đã quy định chi tiết trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án trong quá trình lập

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đây là điểm mới nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu sử dụng đất. Nghị định 43 quy định, các ngành, các cấp gửi nhu cầu sử dụng đất về cơ quan tài nguyên và môi trường trong thời gian không quá 45 ngày đối với quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và không quá 30 ngày đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan tài nguyên và môi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất (Điều 7).

e) Về lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đây là nội dung được bổ sung mới trong Luật Đất đai và được quy định tại Điều 43. Luật Đất đai quy định: Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến; hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khả thi của của việc lấy ý kiến, nâng cao vai trò, ý nghĩa của việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị định 43 quy định chi tiết một số nội dung về việc lấy ý kiến, trong đó quy định báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công khai trên trang thông tin điện tử.

g) Về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai quy định 2 điểm mới về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đó là: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện không thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua danh mục dự án cần thu hồi đất trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Với quy định này sẽ nâng cao trách nhiệm trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

h) Về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

Để đảm bảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, Nghị định quy định cụ thể thời gian

Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định vào Quý III hàng năm; thời gian Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12.

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011

– 2015 CỦA HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đông, với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách quận Hà Đông khoảng 14 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20 km về phía Bắc. Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, gồm: Bích Hòa, Cự Khê, Cao Viên, Thanh Cao, Bình Minh, Tam Hưng, Mỹ Hưng, Thanh Thùy, Thanh Văn, Thanh Mai, Kim An, Kim Thư, Đỗ Động, Phương Trung, Dân Hòa, Hồng Dương, Cao Dương, Xuân Dương, Tân Ước, Liêu Châu và thị trấn Kim Bài. Tính đến tháng 05 năm 2010 huyện có tổng diện tích tự nhiên là 12.314,78 ha và dân số là 176.336 người. Quốc lộ 21B là tuyến giao thông huyết mạch của huyện, đồng thời có 02 tuyến tỉnh lộ 427, 429 và tuyến đường trục phát triển phía Nam (Hà Tây trước đây).

Với vị trí nằm liền kề với quận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội. Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.

Huyện có địa giới hành chính tiếp giáp như sau: + Phía Đông giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Trì; + Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ;

+ Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên; + Phía Bắc giáp quận Hà Đông.

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí huyện Thanh Oai, Thành phố Hà Nội 2.1.1.2 Địa hình

Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so với mực nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mực nước biển.

Với đặc điểm địa hình như vậy, huyện có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng thâm canh tăng vụ.

2.1.1.3 Khí hậu, thời tiết

Thanh Oai nằm trong huyện đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của lưu khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều, mùa khô lạnh rét mưa ít với số giờ nắng trong năm từ 1.600 - 1.700 giờ.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm 23,80C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 có ngày lên tới 38 - 390C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng giêng có ngày chỉ có 10 - 120C.

- Lượng mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa bình quân hàng năm là 1.600 - 1.800 mm, cao nhất có năm đạt 2.200 mm, song có năm thấp nhất chỉ đạt 1.300 mm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8, 9 với cường độ lớn (chiếm hơn 80%) nên thường gây ra úng lụt cục bộ, gây thiệt hại cho mùa màng. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này thiếu nước nghiêm trọng, cây trồng và vật nuôi bị ảnh hưởng của thời tiết lạnh.

- Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình 80%. Tổng lượng nước bốc hơi cả năm 700 - 900 mm, lượng nước bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12 và tháng 01 năm sau, lớn nhất vào tháng 5 - 6.

Nhìn chung, thời tiết có những biến động thất thường gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất. Vào mùa mưa, xuất hiện những đợt mưa lớn, kéo dài gây ngập, úng. Mùa đông, có những đợt gió mùa đông bắc về làm nhiệt độ giảm đột ngột gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu như vậy cho phép đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp cho các vùng lân cận.

2.1.1.4 Thủy văn

Hệ thống thuỷ văn của huyện bao gồm hai con sông lớn đó là sông Nhuệ và sông Đáy với các hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương ...

Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện với chiều dài khoảng 20,5 km với độ rộng trung bình từ 100 - 125m, hiện tại bề mặt sông đã bị người dân trong vùng thả bè rau muống nên chỉ còn một lạch nhỏ cho thuyền đi qua. Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng. Tuy nhiên kể từ năm 1971 trở về đây, việc sinh hoạt và sản xuất của người dân trong phạm vi phân lũ không bị ảnh hưởng bởi việc phân lũ, nhưng trong những năm tới xem xét mối quan hệ giữa các vùng sản xuất, bố trí sử dụng hợp lý đất đai để đảm bảo cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng được ổn định và bền vững.

Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,50 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ven sông như Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động... và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi La Khê. (Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Thanh Oai)

2.1.1.5 Các nguồn tài nguyên

a) Tài nguyên đất

Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy. Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau [15]:

+ Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Loại đất này có màu nâu thẫm, diện tích 618,90 ha được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn.

+ Đất phù sa không được bồi (P): Loại đất này có màu nâu tươi, diện tích 6.445,64 ha có phản ứng ít chua ở tầng mặt, hàm lượng mùn trung bình, lân khá, kali cao, lân dễ tiêu thấp. Đây là loại đất chủ yếu của huyện phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ, với nhiều loại mô hình canh tác cho hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa - màu, lúa - cá và trồng các loại cây lâu năm như cam, vải, bưởi ở các xã: Cao Viên, Kim An, Thanh Mai...

+ Đất phù sa glây (Pg): Diện tích 1.264,85 ha phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình trũng và canh tác ruộng nước, mực nước ngầm nông. Đây là loại đất chuyên để chuyển đổi sang dạng lúa - cá, lúa - cá - vịt, nuôi trồng thủy sản...

Nhìn chung, đất đai của huyện có độ phì cao, có thể phát triển nhiều loại cây trồng như cây lương thực, cây rau màu, cây lâu năm, cây ăn quả và có thể ứng dụng nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao. (Nguồn : Báo cáo thuyết minh quy hoạch,

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông Hồng và sông Nhuệ qua hệ thống thủy nông La Khê và sông Đáy. Ngoài ra còn có hệ thống hồ, đầm, ao rất rộng lớn (hơn 300 ha) đặc biệt là đầm Thanh Cao - Cao Viên. Nguồn nước mặt cung cấp đáp ứng cơ bản nhu cầu tưới cho cây trồng. Còn vùng bãi sông Đáy về mùa khô vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tưới nước cho cây trồng vùng bãi.

- Nguồn nước ngầm: Tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30-60 m, bao gồm 2 lớp cát và sỏi cuộn.

- Chất lượng nước: theo kết quả phân tích mẫu nước thô ở nhà máy Bia Kim Bài ngày 15/09/1999 cho thấy hàm lượng sắt và mangan cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy, để có thể sử dụng được nguồn nước trên phục vụ cho sinh hoạt cần phải được xử lý trước khi đưa vào sử dụng.

Như vậy, với hệ thống kênh mương và ao, hồ, đầm của huyện sẽ rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và phục vụ sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên vào mùa mưa hệ thống kênh mương và ao hồ cũng gây ra ngập úng ở một số vùng trũng, vào mùa khô lại thường bị thiếu nước ở các vùng bãi ven sông. (Nguồn : Báo cáo

Một phần của tài liệu 01050003190 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w