Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng cá

Một phần của tài liệu f8a0621e-5c61-463c-9776-d96406149251 (Trang 27 - 30)

6. Kết cấu luận văn

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tiền gửi khách hàng cá

nhân của NHTM

* Quy mô và sự tăng trưởng nguồn vốn

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn tiền gửi huy động từ khách hàng cá nhân của ngân hàng. Với quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi khách hàng cá nhân ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng. Nguồn vốn huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân có quy mô khác nhau theo từng giai đoạn. Các ngân hàng có quy mô lớn thì thường có ưu thế huy động hơn các ngân hàng quy mô nhỏ. Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị phần khách hàng, lãi suất thường không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, do vậy khách hàng thường lựa chọn các ngân hàng có quy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình.

* Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra tức lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng,, để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa. thông qua việc xác định cơ cấu vốn có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

* Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển quy mô hoạt động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Chỉ tiêu tăng trưởng quy mô vốn là một trong những mục tiêu quan trọng của ngân hàng, thể hiện qua gia tăng về nguồn vốn huy động.

- Tăng trưởng về số dư huy động vốn từ khách hàng cá nhân: số dư huy động vốn từ hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân là tổng số dư tiền gửi các khoản huy động vốn từ khách hàng cá nhân tại NHTM vào một thời điểm nhất định. Đây là chỉ tiêu mang tính thời điểm. Sự gia tăng hoặc sụt giảm của chỉ tiêu này cho thấy sự gia tăng hoặc sụt giảm của hoạt động huy động vốn từ khách hàng cá nhân của ngân hàng.

Số dư vốn huy động bình quân của

Tỷ lệ tăng vốn huy động = ( 12 tháng năm nay - 1 ) x 100% Số dư vốn huy động bình quân của

12 tháng năm trước Trong đó:

Số dư vốn huy Số dư đầu tháng 1 + Số dư đầu tháng 12 +

động bình quân = Số dư cuối tháng 1 + … + Số dư cuối tháng 12) : 12 Tháng (

2 2

* Thị phần trong hoạt động huy động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Phần doanh số của ngân hàng

Thị phần = x 100%

Tổng doanh số của thị trường

Tăng trưởng về thị phần trong hoạt động huy động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân là việc gia tăng theo doanh số và số dư từ hoạt động huy động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân của NHTM so với tổng doanh số và số dư trên thị trường.

Ngân hàng nào chiếm được thị phần lớn sẽ có lợi thế thống trị thị trường. Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều ngân hàng sẵn sàng chi phí lớn và hi sinh nhiều lợi ích khác.

* Lãi suất và chi phí vốn tiền gửi huy động

Những nguồn vốn tiền gửi huy động từ khách hàng cá nhân có thời hạn ngắn thường có chi phí thấp và tính ổn định thấp, những khoản tiền gửi dài hạn có chi phí cao hơn nhưng lại ổn định hơn. Để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, NHTM phải tính toán, phân tích chi phí phải trả cho mỗi nguồn huy động để từ đó có sách lượt huy động vốn phù hợp với mục tiêu mở rộng kinh doanh đồng thời đảm bảo tài sản được định giá bù đắp được chi phí nguồn vốn mà không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Lãi suất thực tế mà ngân hàng phải trả cho nguồn vốn còn tùy thuộc vào số lần trả lãi, thời điểm trả lãi (trả lãi ngay sau khi gửi hay trả lãi khi đến hạn) và lãi suất cố định hay thả nổi. Việc tính chi phí cho từng loại nguồn vốn tiền gửi huy động cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: nguồn nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất như thế nào và thu nhập từ tài sản tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn vốn tăng thêm. Từ đó, NHTM quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và có giải pháp huy động vốn thích hợp.

Khi quyết định mở rộng kinh doanh, tăng cường quy mô tài sản có hiệu quả ngân hàng xác định chi phí biên của nguồn vốn làm căn cứ lựa chọn cơ cấu vốn tiền gửi cần huy động thêm.

- Các phương pháp xác định chi phí huy động vốn tiền gửi từ khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.

Khi gửi tiền vào ngân hàng, khách hàng được gửi một lãi suất tỷ lệ thuận với thời gian và quy mô của tiền gửi. Bên cạnh mục tiêu an toàn, khách hàng càng ngày càng quan tâm đến lãi suất. Họ so sánh lợi ích của tiêu dùng và tiết kiệm. Nếu lãi suất của ngân hàng hấp dẫn hơn, khách hàng có xu hướng gia tăng tiết kiệm.

Giá sản phẩm của ngân hàng là một bộ phận cấu thành chất lượng sản phẩm. Độ thỏa mãn của sản phẩm của ngân hàng đối với khách hàng được quyết định chủ yếu bởi chất lượng phục vụ và giá. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, cũng như

quá trình tự do hóa thị trường tài chính của nhiều quốc gia, độ nhạy cảm đối với giá sản phẩm của ngân hàng ngày càng gia tăng. Đó là điều kiện để các ngân hàng đẩy mạnh cạnh tranh thông qua giá và phí giá. Định giá sản phẩm đúng, kịp thời và đa dạng sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường, cho phép ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng để tăng doanh lợi.

Quản lý lãi suất của các khoản nợ là một bộ phận rất quan trọng trong quản lý chi phí của ngân hàng. Lãi suất chi trả ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và cơ cấu nguồn huy động. Cụ thể là xác định các loại và cơ cấu lãi suất trả cho các nguồn tiền khác nhau nhằm duy trì và mở rộng quy mô cũng như kết cấu nguồn.

Chi trả lãi là khoản chi lớn nhất của ngân hàng thương mại và có xu hướng gia tăng do gia tăng quy mô huy động cũng như kỳ hạn huy động. Lãi phải trả sẽ cao hơn nếu kỳ hạn huy động dài hơn. Tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nên lãi trả tiền gửi là bộ phận chủ yếu trong chi trả lãi của nguồn vốn.

Chi trả lãi phụ thuộc vào quy mô huy động, cấu trúc huy động, lãi suất huy động và hình thức trả lãi trong kỳ. Chi lãi được tính cho từng ngày dựa vào số dư của các số tiền gửi và các hợp đồng đi vay. Tuy nhiên, việc tính lãi hàng ngày rất khó do ngân hàng thương mại có nhiều loại tiền gửi với các lãi suất khác nhau và thường xuyên thay đổi.

Một phần của tài liệu f8a0621e-5c61-463c-9776-d96406149251 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w