6. Kết cấu luận văn
3.3.2 Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam
Là cơ quan quản lý trực tiếp Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh KCN Tiên Sơn, do đó để giúp Chi nhánh thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần:
- Triển khai sớm công tác dự báo dài hạn giúp cho các Chi nhánh nắm được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp nghiệp vụ phù hợp.
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát để từ đó giúp VietinBank KCN Tiên Sơn giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc và tuân thủ đúng các quy định của ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần xây dựng hoàn chỉnh các chức năng, cơ chế huy động vốn, điều hòa nguồn vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển. Trên cơ sở đó, xây dựng các chế độ nghiệp vụ phù hợp để hướng dẫn các Chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tạo sự độc lập cho chi nhánh trong việc đưa ra các hình thức huy động vốn, tránh phụ thuộc vào Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam làm cho công tác huy động vốn trở nên cứng nhắc, không linh hoạt
- Qua mỗi chiến dịch huy động, cần tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, phổ biến những kinh nghiệm hay, hạn chế những thiếu sót của toàn hệ thống để nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động mới nhằm thu hút khách hàng dân cư. Nguồn vốn huy động từ các đối tượng trên thường ổn định về thời hạn, lãi suất. Phát hành thêm các chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài, kỳ phiếu... nhằm thu hút nguồn vốn dài hạn từ dân cư.
- Có chế độ thưởng phạt hợp lý đối với bộ phận làm công tác huy động vốn. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức các Chi nhánh theo hướng tăng thêm phòng giao dịch và mạng lưới huy động vốn.
- Trang bị thêm máy rút tiền tự động và nâng cấp, thay thế những máy đã quá cũ. Xử lý nhanh chóng, kịp thời khi phát hiện các sự cố kỹ thuật xảy ra với máy cũng như khách hàng khiếu nại sự cố liên quan đến thẻ thanh toán.
- Phát triển thêm các tính năng tiện ích của máy rút tiền tự động như thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, nạp cước trả trước tiền điện thoại di động hay nộp tiền mặt trực tiếp qua ATM
- Trang bị công nghệ hiện đại và các phần mềm ứng dụng tiên tiến nhằm tăng sức cạnh tranh của Chi nhánh, góp phần tạo nên thế mạnh của hệ thống trên địa bàn. Nâng cấp đường truyền tạo điều kiện cho chi nhánh xử lý các nghiệp vụ và giao dịch với khách hàng một cách chính xác và nhanh chóng, tránh tình trạng "treo máy" khiến mọi nghiệp vụ xử lý trên máy phải ngừng lại, tạo điều kiện tiền đề cho chi nhánh trong việc ứng dụng các công nghệ ngân hàng hiện đại. Phát triển hệ thống thông tin hiện đại vừa giúp cho năng suất lao động của cán bộ ngân hàng được nâng cao mà còn giúp giảm bớt thời gian giao dịch và đảm bảo an toàn cho khách hàng khi đến ngân hàng gửi tiền. Ngoài ra công nghệ thông tin còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của ngân hàng, hơn nữa trong thời buổi hiện nay thì ngân hàng nào có công nghệ thông tinhiện đại thì chính là một lợi thế so sánh lớn so với ngân hàng khác.
- Có chính sách đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng hoạt động trong cơ chế thị trường đối với các nhân viên Ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cả về lý thuyết lẫn thực tế nghiệp vụ kinh doanh cho cán bộ nhân viên làm công tác huy động vốn.
- Nâng cao vai trò hiệp hội ngân hàng Việt Nam nhằm đưa ra các kiến nghị, tiếng nói chung để tránh những động cơ thiếu lành mạnh gây ra những hậu quả không tốt cho hệ thống ngân hàng; phản ánh kiến nghị những chính sách và yếu tố cần thiết trước cơ quan quản lý nhà nước.
KẾT LUẬN
Qua phân tích định tính cho thấy khả năng HĐVTG đối với KHCN tại ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như uy tín, cơ sở vật chất, sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng, sản phẩm huy động vốn tiền gửi, đội ngũ nhân sự và các nhân tố khách quan, trong số đó nhân tố uy tín của ngân hàng chịu tác động mạnh nhất.
Mặt khác, trong điều kiện nền kinh tế phát triển tăng trưởng và ổn định, thu nhập của người dân được đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích lũy của dân cư cao hơn từ đó lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên. Việc tăng cường huy động vốn sẽ giúp các NHTM nói chung, NH TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh KCN Tiên Sơn nói riêng có được nguồn vốn dồi dào cho hoạt động của mình, từ đó có thể đứng vững trên thị trường cạnh tranh.
Trong thời gian qua, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN KCN Tiên Sơn đã áp dụng nhiều giải pháp huy động vốn, qua đó đã phần nào đáp ứng được nguồn vốn cho vay trên địa bàn. VietinBank KCN Tiên Sơn được đánh giá là hoạt động khá hiệu quả trong hệ thống ngân hàng thương mại tại thành phố Bắc Ninh và có được niềm tin ở khách hàng.
Cuối cùng, luận văn đưa ra một số giải pháp đối với Vietinbank KCN Tiên Sơn trong việc xây dựng và hoàn thiện năng lực hoạt động của mình về uy tín, cơ sở vật chất, sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng, sản phẩm huy động vốn tiền gửi, đội ngũ nhân sự... nhằm nâng cao khả năng HĐVTG đối với KHCN tại ngân hàng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bên cạnh đó, các giải pháp hỗ trợ từ Chính phủ, NHNN và Hội sở chính Vietinbank cũng là các nhân tố tích cực hướng đến sự thành công của Vietinbank KCN Tiên Sơn trong thời gian tới.
Bên cạnh những thành công nhất định trong quá trình nghiên cứu, luận văn vẫn tồn tại nhiều hạn chế là do thời gian nghiên cứu có hạn. Để tiếp tục hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè để công trình ngày càng hoàn thiện hơn.
2017,2018,2019.
2. Báo cáo cho vay Vietinbank KCN Tiên Sơn năm 2017,2018,2019.
3. Báo cáo tổng kết Vietinbank KCN Tiên Sơn năm 2017,2018,2019.
4. Báo cáo thườn niên Vietinbank KCN Tiên Sơn năm 2017,2018,2019.
5. Bảng cân đối Vietinbank KCN Tiên Sơn năm 2017,2018,2019.
6. Bài báo “Tăng cường huy động vốn từ tiền gửi khách hàng tại Ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Thọ và Nguyễn Ngọc Linh trên Tạp Chí Ngân hàng đăng ngày 18/12/2019.
7. Bùi Thị Hiên, 2018. Huy động vốn khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân. Luận văn thạc sĩ, trường Học viện Tài Chính.
8. Chu Thị Hoài Anh, 2017. Huy động vốn tiền gửi khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa. Luận văn Thạc sĩ, trường Đại Học Thương Mại.
9. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN VN (2010).
10.Mishkin F.S. (1999), “Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính”, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
11.Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Tiên SơnTiên Sơn, “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank KCN Tiên Sơn” 2017-2018-2019
12.Ngô Xuân Hoàng Lâm, 2018, “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN KCN Tiên Sơn”, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trường Học Viện Nông Lâm Việt Nam.
13.Nguyễn Thị Kim Ngân, 2017. Huy động vốn khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ, trường Học viện Tài Chính Quốc Gia.
15. “Quản trị Ngân hàng Thương mại”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. (2012). 16. Rose P.S. (2004),“Quản trị Ngân hàng thương mại” NXB Tài chính, Hà Nội 17. Trần Huy Hoàng (2010),“Quản trị ngân hàng thương mại” NXB Lao động