II. RCEP
2. Phạm vi dự kiến của RCEP
2.2. Những vấn đề mới khác trong Hiệp định RCEP
Như đã nói ở trên, liên quan tới những vấn đề của các FTA thế hệ mới (TPP, Việt Nam-EU FTA), RCEP ít tham vọng hơn nhiều so với TPP, vốn bao gồm nhiều nội dung như quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường, lao động, dịch vụ tài chính, hàng rào kỹ thuật và các vấn đề pháp lý khác. Những vấn đề này được xác định rõ trong đàm phán giữa các thành viên TPP, nhưng lại không được xác định rõ giữa các thành viên RCEP. Tuy nhiên, bằng cách tiếp cận tiệm tiến theo kiểu ASEAN, cam kết về những nội dung mới có thể được đàm phán và thống nhất theo thời gian. Các nội dung quan trọng của RCEP là hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và giải quyết tranh chấp.
Hợp tác kinh tế và kỹ thuật
Hợp tác kinh tế và kỹ thuật trong RCEP hướng tới thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các bên tham gia và tăng cường lợi ích chung của việc thực thi hiệp định RCEP. Các quy định về hợp tác kinh tế và kỹ thuật trong RCEP được xây dựng trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác hợp tác kinh tế hiện có giữa ASEAN và các đối tác FTA của ASEAN tham gia vào RCEP. Hoạt động hợp tác sẽ bao gồm thương mại điện tử và các lĩnh vực khác được các nước tham gia RCEP nhất trí. Quan trọng hơn, RCEP giúp phối hợp nỗ lực của các nước thành viên phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển cho ASEAN.
Sở hữu trí tuệ
Về nguyên tắc, quy định về sở hữu trí tuệ trong RCEP nhằm giảm các rào cản thương mại và đầu tư liên quan đến sở hữu trí tuệ thông qua thúc đẩy hội nhập kinh tế và hợp tác trong việc tận dụng, bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cho tới nay, phương pháp tiếp cận đối với sở hữu trí tuệ vẫn chưa được xác định (theo Elms 2013).
Nếu cách tiếp cận của TPP theo tiêu chuẩn nước phát triển được xem xét, những vấn đề quan trọng liên quan tới sở hữu trí tuệ của Hiệp định RCEP sẽ bao gồm:
+ Những vấn đề liên quan tới internet như đường truyền internet, trách nhiệm của các ISP, hình sự hóa các hành vi vi phạm;
+ Vấn đề liên quan đến y tế cộng đồng như (i) vấn đề về ‘tiếp cận thuốc men’(mở rộng bản quyền, liên kết bản quyền, độc quyền dữ liệu); (ii) các vấn đề liên quan đến những chương trình định giá và bồi hoàn dược phẩm); và
+ Các vấn đề về bằng sáng chế, bản quyền và thương hiệu.
Quy định về cạnh tranh tạo nền tảng cho các bên tham gia hợp tác tăng cường cạnh tranh, hiệu quả kinh tế, lợi ích của người tiêu dùng và tránh các hành vi hạn chế cạnh tranh; đồng thời ý thức rõ về sự khác biệt lớn trong năng lực và cơ chế quốc gia của các nước tham gia RCEP trong lĩnh vực cạnh tranh.
Một trong những quy định quan trọng về cạnh tranh liên quan đến doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Thông tin liên quan chủ yếu được quy định trong quy tắc WTO về thương mại nhà nước và các Hiệp định trợ cấp và đối kháng. Điều XVII của GATT/WTO điều chỉnh thương mại nhà nước, nhưng định nghĩa "doanh nghiệp thương mại nhà nước" ("STE") còn mơ hồ, cho phép diễn giải mở.8 Trọng tâm của Điều XVII nằm ở những nguyên tắc về "nghĩa vụ không phân biệt đối xử", "thuần túy thương mại" và "cơ hội đầy đủ để cạnh tranh." Ngoài ra, định nghĩa về STEs và sự liên quan của định nghĩa này với DNNN không phải lúc nào cũng rõ ràng, do vậy gây bất đồng về ý nghĩa chính xác của những khái niệm này.9
Các vấn đề khác ít liên quan hơn đến cạnh tranh là hiệp định mua sắm chính phủ (điều khoản về tính Minh bạch trong mua sắm chính phủ).10 Mua sắm chính phủ được quy định khá khác nhau trong các hiệp định thương mại mà Mỹ tham gia, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó những cam kết mua sắm chính phủ là một nội dung vô cùng quan trọng. Trái lại với những FTA do Mỹ chủ trì, các hiệp định FTA ở châu Á loại bỏ nội dung về mua sắm chính phủ hoặc chỉ có một số điều khoản sơ lược về mua sắm. Ví dụ, trong các hiệp định FTA của Trung Quốc và Ấn Độ có hiệu lực từ tháng 6 năm 2011, không có quy định nào về mua sắm chính phủ, trừ một hiệp định giữa Ấn Độ với Hàn Quốc. Tuy nhiên, hiệp định này chỉ quy định về hợp tác trong mua sắm. Tương tự như vậy, Báo cáo theo dõi hội nhập kinh tế châu Á của ADB năm 2013 kết luận rằng các hiệp định thương mại của ASEAN "không giải quyết hiệu quả" vấn đề mua sắm chính phủ hay các hàng rào phi thuế quan khác.
Đáng chú ý là phần lớn các thành viên RCEP đều tham gia vào những hiệp định ngoài châu Á (chủ yếu là với Mỹ)11, hoặc đang tham gia đàm phán có bao gồm nội
8Theo Khoản XVII, các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc chung về không phân biệt đối xử. Cụ thể, một doanh nghiệp thương mại nhà nước chỉ mua và bán trên cơ sở "thuần túy thương mại" và phải "tạo cơ hội đầy đủ cho doanh nghiệp của các nước thành viên khác, phù hợp với tập quán kinh doanh, được cạnh tranh tham gia vào hoạt động mua và bán này." Đây được coi là nghĩa vụ cơ bản được quy định tại Điều XVII. Ngoài ra, các nước thành viên phải thông báo hoạt động thương mại nhà nước của họ cho GATT; được gọi là nghĩa vụ minh bạch.
9Theo Xuejun XIE, “Quy định của WTO về doanh nghiệp nhà nước và hàm ý đối với cải cách doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc”.
10Có 12 vấn đề được xác định là quan trọng đối với vấn đề minh bạch trong mua sắm chính phủ. Đó là: định nghĩa và phạm vi mua sắm chính phủ; phương thức mua sắm; công bố thông tin về quy định và thủ tục quốc gia; thông tin về các cơ hội mua sắm, thủ tục đấu thầu và thẩm định thầu; các giai đoạn thời gian; tính minh bạch của các quyết định xét duyệt thầu; minh bạch của các quyết định về trúng thầu; thủ tục đánh giá trong nước; các vấn đề khác liên quan đến tính minh bạch; bảo lưu hồ sơ về quy trình xét duyệt; công nghệ thông tin; ngôn ngữ; chống hối lộ và tham nhũng; thông tin cung cấp cho chính phủ các nước khác; thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO; và hợp tác kỹ thuật và đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước đang phát triển (Jean Heilman Grier 2014).
116 thành viên đã thực hiện nghĩa vụ B trong cac hiệp định ngoài châu Á khác; bốn nước (Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) đều cam kết về mua sắm chính phủ với Mỹ theo GPA hoặc FTA. Hai thành viên RCEP khác (là Bru-nây và Niu Di-lân) tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định P4) có cam kết về mua sắm chính phủ và là tiền thân của TPP.
dung về mua sắm (Malaysia và Việt Nam trong khuôn khổ đàm phán TPP). Chỉ có bảy thành viên RCEP (Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Ấn Độ) là không tham gia bất kỳ hiệp định mua sắm chính phủ (GPA) nào.
Xu hướng tránh cam kết về mua sắm chính phủ trong các hiệp định ở châu Á dường như sẽ tiếp diễn trong hiệp định RCEP. Tại thời điểm tháng 3 năm 2014, hiệp định RCEP vẫn chưa có quy định về mua sắm chính phủ (theo Grier 2014). Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu các thành viên RCEP không cam kết mua sắm chính phủ, họ sẽ bỏ lỡ các cơ hội quan trọng để thâm nhập thị trường của các nước thành viên khác và tăng cường hội nhập khu vực.
Giải quyết tranh chấp
RCEP có thể quy định một cơ chế giải quyết tranh chấp để tạo lập một quy trình hiệu quả và minh bạch nhằm tham vấn và giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng để đảm bảo các nước thành viên tuân thủ việc thực thi cam kết sâu rộng hơn, tạo động lực thay đổi để đảm bảo việc tuân thủ xuất phát áp lực trong nước.Tuy nhiên, giải quyết tranh chấp không được thảo luận tại vòng đàm phán đầu tiên của RCEP (theo Pan 2013).
Nên nhớ rằng giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ ASEAN+1 vận dụng cơ cấu chung của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO12 và khả năng sẽ bao gồm ít nội dung tư pháp hơn – sự đồng thuận đi ngược với báo cáo ban bồi thẩm. Bản chất của giải quyết tranh chấp trong ASEAN+1 cơ chế là trọng tài với quy trình bảo mật và linh hoạt.
Trong những năm sắp tới, RCEP sẽ thay đổi một cách căn bản cơ cấu thông thường thành một cơ cấu phức tạp. Các biện pháp gây tranh cãi của một quốc gia thành viên có thể liên quan đến nhiều bên. Các thành viên RCEP đang ở giai đoạn quan trọng thực hiện thu hẹp khoảng cách với thông lệ quốc tế, ví dụ như cách tiếp cận theo định hướng quy tắc hơn trong giải quyết tranh chấp khu vực. Quy trình giải quyết tranh chấp minh bạch hơn có thể truyền tải nhiều thông điệp hơn tới cộng đồng doanh nghiệp về cách thức tận dụng các quy tắc RCEP và hành động một cách chiến lược và hiệu quả trong quá trình thuê ngoài và phát triển dây chuyền sản xuất.
Những vấn đề và thách thức chính
Như đã đề cập tới trong nguyên tắc chỉ đạo thứ nhất, việc dựa trên các hiệp định FTA ASEAN+1 hiện hành là một khởi đầu tốt vì các hiệp định này đã định hình những cam kết và phương thức đàm phán cơ bản. Tuy nhiên, hài hòa hóa và làm sâu rộng
12Theo khung khổ giải quyết tranh chấp trong WTO, có 3 loại khiếu nại: (1) Khiếu nại vi phạm; (2) khiếu nại không vi phạm; và (3) khiếu nại tình huống.
hơn các cam kết này sẽ khó khăn hơn do tính đa dạng của các hiệp định. Một thách thức khác là làm thế nào để cân bằng những cam kết sâu và đầy đủ về tự do hóa thương mại, đầu tư và hội nhập kinh tế nhưng vẫn linh hoạt, cho phép các nước thành viên bảo hộ những ngành nhạy cảm – vốn rất khác nhau giữa các nước thành viên. Khả năng hiện thực hóa những lợi ích từ việc tham gia vào Hiệp định RCEP chủ yếu phụ thuộc vào việc giải quyết một số thách thức trong giai đoạn đàm phán. Thách thức đầu tiên là làm thế nào để vượt qua những rủi ro phát sinh từ các đối tác đàm phán có trình độ phát triển và lợi ích khác nhau. Điều khoản linh hoạt nêu trong Nguyên tắc hướng dẫn có thể giúp các thành viên RCEP phá vỡ bế tắc và bảo vệ được lợi ích quốc gia, nhưng cũng có thể hạn chế, thay đổi hoặc cản trở tiến trình đạt được tự do hóa cao hơn (Sinha và Geethanjali Nataraj 2013).
Đã có những lo ngại về việc mở cửa quá nhanh thị trường trong nước. Nhiều nước thành viên ASEAN và các đối tác (ví dụ Ấn Độ) hiện đang chịu áp lực phải giảm mạnh thuế quan. Thực tế, cắt giảm mạnh thuế quan đối với hàng hoá từ Trung Quốc từ lâu đã là mối đe dọa lớn nhất đối với các nhà đàm phán và ngành hàng, lo ngại hàng quá rẻ từ bên kia biên giới ồ ạt tràn vào trong nước. Ngoài ra, một số quốc gia như Singapore, đã áp thuế suất gần như bằng 0% với hầu hết mọi mặt hàng, và Malaysia với 90% tổng thương mại chịu thuế không đáng kể, cũng gây sức ép lên nước đối tác (ví dụ Ấn Độ) nhằm giảm rào cản. Vì vậy, một số nhà đàm phán đang xem xét những giải pháp nhằm tránh hoặc tối thiểu các chi phí dài hạn, đồng thời hiện thực hóa những lợi ích lớn hơn từ mở cửa thị trường và thực hiện điều chỉnh cơ cấu.
Trên cơ sở những nguyên tắc chỉ đạo, các nước thành viên cần đạt được một cách tiếp cận “ưu đãi chung” từ các nước thành viên. Theo đó, một thành viên nên mở cửa các sản phẩm tương tự cho mọi thành viên khác của FTA. Dựa trên hiện trạng các hiệp định FTA ASEAN+1, Fukushina (2013) đề xuất mục tiêu loại bỏ 95% thuế trong RCEP, cho phép một nước được bảo hộ 5% sản phẩm (khoảng 250 dòng thuế theo phân loại HS cấp 6 chữ số) và mở cửa phần còn lại.
Đối với Việt Nam, giả định năm 2015 (có lẽ trong nửa cuối năm) là năm cơ sở/ bắt đầu thực thi hiệp định RCEP và năm 2030 là năm mục tiêu để xóa bỏ thuế là phù hợp. Thuế suất bằng 0 vào năm 2030 được đề xuất là thuế suất ưu đãi chung. Năm 2030 cũng là năm Việt Nam đã hoàn thành việc thực thi 5 FTA ASEAN+1 (thời hạn cuối cùng loại bỏ thuế của Việt Nam là năm 2025 theo hiệp định AJCEP) (xem Bảng 3)). Thuế suất cơ sở năm 2015 được xác định là mức trung bình (đối với mọi trường hợp) so với thuế suất bình quân của mỗi mặt hàng cam kết trong các FTA+1 liên quan.
Bảng 6 trình bày mức thuế suất trung bình của Việt Nam đối với các ngành/ mặt hàng nhập khẩu từ 6 đối tác ASEAN theo 5 hiệp định FTA+1. Việc lựa chọn của mỗi
nhóm hàng hoàn toàn dựa trên: (i) thuế suất trung bình năm 2015 (mức thấp nhất trong các hiệp định FTA+1 và thuế suất cao (trừ thuế suất đỉnh của một vài dòng thuế) trong số các dòng thuế của từng FTA+1. Vì nhiều dòng thuế đã được loại bỏ, thuế suất từ 1% đến 10% là phổ biến và khá cao (trừ thuế suất đối với ô tô, dự kiến sẽ giảm nhiều từ năm 2018), và (2) các mặt hàng có giá trị nhập khẩu cao trong những năm gần đây. Trên thực tế, hóa chất; vật liệu và sản phẩm nhựa; vải, sợi và các loại bông; máy vi tính, sản phẩm điện tử và thiết bị ngoại vi là những sản phẩm từ lâu đã có giá trị thương mại và khối lượng giao dịch cao nhất giữa các thành viên ASEAN và nước đối tác (như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ). Lấy Trung Quốc làm ví dụ, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc một lượng lớn tất cả 6 nhóm sản phẩm nêu trong Bảng 6. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Hàn Quốc là máy vi tính, hàng điện tử, thiết bị ngoại vi; hóa chất; nguyên liệu và sản phẩm nhựa. Cơ cấu nhập khẩu tương tự như vậy đối với trường hợp Nhật Bản.
Lý do của việc chọn năm 2030 là năm mục tiêu xóa bỏ thuế quan dựa trên thực tế năm 2025 là năm cuối cùng để Việt Nam hoàn thành việc thực thi hiệp định AJFTA. Như vậy, giai đoạn 5 năm (đến 2030) với tất cả các thời hạn của những hiệp định FTA+1 là khoảng thời gian hợp lý để một nước đang phát triển như Việt Nam tự do hóa hơn nữa một cách hiệu quả.
Vì các ngành/ phân ngành được chọn nằm trong số các ngành/phân ngành được bảo hộ cao nhất và được nhập khẩu nhiều nhất từ các nước ASEAN và các đối tác của Việt Nam trong những năm gần đây, việc giảm thuế từ 1% đến 10% xuống còn 0%, trong điều kiện các yếu tố khác như nhau, chắc chắn tạo ra tác động lớn nhất tới các ngành/phân ngành tương ứng. Chắc chắn là những ngành (phân ngành) này sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thực thi các cam kết RCEP.
Bảng 6: Thuế suất trung bình của Việt Nam đối với các mặt hàng quan trọng (năm 2015)
ACFTA Thuế Bãi bỏ thuế
AKFT AIFTA AJFTA ANZFTA suất cơ
(2011/ - Năm mục (2015) (2015) (2015) (2015) sở năm 2015) tiêu 2030 2015 1 Hóa chất (HS-37- 1,27/~0,00 0,00 2,4 1,3 0,94 0,94 0,00 38) Nguyên vật liệu 2 và sản phẩm nhựa 7,70/ ~0,00 0-5 6,7 0,9 4,7 0,9 0,00 (HS 39) Vải, sợi và các 3 loại bông (HS52, 4,79/~0,00 0,00 2,5 0,0 7,06 2,5 0,00 53, 54,55) 4 Máy tính, đồ điện 8,49/ ~0,00 0,00 6,8 2,9 5,67 2,9 0,00 tử và thiết bị 25
ngoại vi (HS 85) 5 Sắt thép (HS 73) 8,38/~0,00 0,00 7,6 1,4 7,26 1,4 0,00 10,17/~0,0 6 Giấy và sản phẩm 0 (chỉ đối 0-5 8,7 4,8 9,3 4,8 0,00 giấy (HS 48) với sản phẩm giấy) 7 Xăng dầu (HS 14,69/~0,0 0-5 5 10,9 10 10 0,00 2709-2710) 0
Nguồn: Tính toán của tác giả từ 5 hiệp định FTA ASEAN+1