Đánh giá tác động kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN (Trang 147 - 151)

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỔNG THỂ

4. Kết quả chạy mô hình

4.1. Đánh giá tác động kinh tế vĩ mô

Phúc lợi xã hội

Kết quả chạy mô hình cho thấy lợi ích đối với Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào mức độ mở cửa. Trong kịch bản Hạn chế với ASEAN ở trung tâm và các thỏa thuận nhiều bên, được coi là nhiều khả năng xảy ra, thì lợi ích xã hội đạt được ước tính vào năm 2020 sẽ là 227 triệu USD so với Kịch bản cơ sở, trong khi kịch bản mở cửa Tham vọng sẽ đem lại thêm lợi ích là 485 triệu USD. Tuy vậy, dù có kịch bản mở cửa Tham vọng chăng nữa thì cũng chưa thu hoạch được đầy đủ lợi ích do còn nhiều phạm vi được ngoại lệ không phải tự do hóa. Với kịch bản Tự do hoàn toàn, xóa bỏ toàn bộ thuế quan, và đạt được mức độ cải thiện về dịch vụ là 30%, thì có thể thu được lợi ích tương đương 2.239 triệu USD. Điều này được thể hiện trong Biểu đồ 22.

Biểu đồ 22: Thay đổi về phúc lợi so với đường cơ sở vào năm 2020

Vietnam: Welfare change in baseline

3000 2500 2000 $m 1500 1000 500 0 Mod Amb FT 2020 2025

Nguồn: Kết quả mô phỏng GTAP.

Các lợi ích này cũng cần được xem xét trong tổng thể. Xem lại Biểu đồ 20 có thể thấy nền kinh tế tăng trưởng đáng kể trong giai đoạn thực hiện. Biểu đồ 23 cũng cho thấy các tác động tăng thêm của RCEP đối với sự thay đổi phúc lợi kể từ năm 2007 là rất nhỏ.

Biểu đồ 23: Thay đổi phúc lợi năm 2020 so với năm 2007

70000 60000 50000 40000 $m 30000 20000 10000 0

Nguồn: Kết quả mô phỏng GTAP.

Ghi chú: Base: Kịch bản cơ sở; Mod: Kịch bản Hạn chế; Amb: Kịch bản Tham vọng; FT: Kịch bản Tự do hoàn toàn.

Xuất khẩu

Tác động bổ sung đối với thương mại từ hiệp định RCEP cũng rất nhỏ. Thay đổi tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện trong Biểu đồ 24. Mức thay đổi bổ sung nằm trong khoảng từ 2,4% đến 3,9%. Dự kiến xuất khẩu sẽ tăng lên khoảng 40% năm 2020 so với năm 2015 và cũng khoảng như vậy cho tới năm 2025. Xét về số tuyệt đối, giá trị xuất khẩu tăng lên nhiều nhất là xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc, chứ không phải là Hàn Quốc hay Ấn Độ. Tuy nhiên, xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu cũng tăng đáng kể. Điều này cho thấy việc xóa bỏ thuế quan đối với đầu vào nhập khẩu là nguyên liệu sẽ giúp xuất khẩu tăng tính cạnh tranh. (Nội dung phân tích cơ cấu xuất khẩu sẽ được nêu ở phần sau)

Biểu đồ 24: Thay đổi về xuất khẩu năm 2020

4.5 4.0 3.5 3.0 2.5 % 2.0 1.5 1.0 0.5 0.0 Mod Amb FT

Nguồn: Kết quả mô phỏng GTAP.

Ghi chú: Base: Kịch bản cơ sở; Mod: Kịch bản Hạn chế; Amb: Kịch bản Tham vọng; FT: Kịch bản Tự do hoàn toàn.

Nhập khẩu

Tác động với nhập khẩu cũng tương tự, mặc dù có mức độ cao hơn chút ít, nằm trong khoảng từ 3,7% đến 5,6%. Nhập khẩu tăng lên chủ yếu là từ đối tác Trung Quốc và Nhật Bản, nghĩa là từ các nước lớn nhất trong nhóm +6, tiếp đến là từ Ấn Độ. Nhập khẩu từ Úc và Hàn Quốc giảm xuống, còn nhập khẩu từ Niu-Di-lân chỉ tăng lên chút ít. Như vậy, có sự chuyển hướng thương mại đáng kể. Giá trị nhập khẩu tăng lên từ RCEP là 5,2 tỷ USD năm 2020, nhưng tổng giá trị nhập khẩu chỉ tăng lên là 2,4 tỷ USD, như vậy đã có một phần nhập khẩu từ nguồn khác bị thay thế bởi nhập khẩu từ RCEP.

Một vấn đề nữa đó là thu từ thuế nhập khẩu của Việt Nam giảm xuống khoảng 1,5 tỷ USD. Chi tiết về sự thay thế nhập khẩu được nêu tại bảng Phụ lục A3. Đáng tiếc là sự sụt giảm thuế nhập khẩu không đem lại lợi ích cho người tiêu dùng, vì Việt Nam không còn nhập khẩu từ các nước có chi phí thấp nữa.

Cán cân thương mại

Khi thuế quan giảm xuống, nhập khẩu sẽ tăng. Tuy vậy điều này không phải lúc nào cũng dẫn đến thâm hụt thương mại. Nhân tố quyết định chính là xuất khẩu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đển xuất khẩu. Trước tiên, giá một số mặt hàng nhập khẩu giảm xuống giúp giảm chi phí sản xuất hàng xuất khẩu, làm tăng năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Thứ hai, nếu chính sách tạo điều kiện hỗ trợ, thì tỷ giá sẽ điều chỉnh để hài hòa lại mức nhập khẩu và xuất khẩu. Việt Nam không áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nên sự điều chỉnh này sẽ diễn ra đối với tiền lương vào việc làm.46 Thứ ba, các đối tác FTA cũng cắt giảm thuế quan, nên cũng sẽ gia tăng nhập khẩu từ các nước này. Theo đó một phần nhu cầu gia tăng này sẽ được hàng xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng. Mức độ cắt giảm thuế quan cũng như khởi điểm của dòng thương mại sẽ quyết định một nước đạt được thặng dư hay thâm hụt thương mại. Xét về tổng thể trên toàn cầu, tổng thặng dư và tổng thâm hụt luôn bằng nhau.

Thông thường thì Việt Nam phát sinh thâm hụt thương mại, tương tự như các nước đang phát triển khác. Theo kịch bản Hạn chế, mức tăng nhập khẩu (3,7%) cao hơn so với mức tăng xuất khẩu (2,4%) và như vậy thâm hụt thương mại sẽ gia tăng.

Biểu đồ 25: Thay đổi về nhập khẩu năm 2020

6.0 5.0 4.0 %3.0 2.0 1.0 0.0 Mod Amb FT

Nguồn: Kết quả mô phỏng GTAP.

Ghi chú: Base: Kịch bản cơ sở; Mod: Kịch bản Hạn chế; Amb: Kịch bản Tham vọng; FT: Kịch bản Tự do hoàn toàn.

Tiền lương thực tế

Nhu cầu gia tăng đối với hàng hóa sử dụng nhiều lao động sau khi tiến hành tự do hóa thương mại sẽ làm tăng tiền lương và việc làm đối với lao động không có kỹ năng. Những thay đổi về tiền lương thực tế được thể hiện trong Biểu đồ 26. Tiền lương thực tế tăng lên khi nền kinh tế được mở rộng, và kịch bản Hạn chế của hiệp định RCEP sẽ giúp tăng thêm 3%. Kịch bản Tự do hoàn toàn sẽ tăng tiền lương thực tế 5% so với mức tăng trong kịch bản đường cơ sở.

Biểu đồ 26: Thay đổi tiền lương thực tế năm 2020 80 70 60 50 %40 30 20 10 0

Base Mod Amb FT

Nguồn: Kết quả mô phỏng GTAP.

Ghi chú: Base: Kịch bản cơ sở; Mod: Kịch bản Hạn chế; Amb: Kịch bản Tham vọng; FT: Kịch bản Tự do hoàn toàn.

Nói tóm lại, kết quả vĩ mô từ chạy mô phỏng mô hình cho thấy Việt Nam sẽ đạt được lợi ích dương khi tự do hóa chiều sâu trên cơ sở trung tâm khu vực và các hiệp định hiện nay. Các lợi ích ước tính từ RCEP tương đổi nhỏ, tuy nhiên cũng đủ quan trọng để tiến hành đàm phán hiệp định này.

Tuy vậy, cũng có 2 vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất đó là có thể xảy ra chuyển hướng thương mại nến RCEP xóa bỏ các rào cản thương mại giữa các thành viên +6, đặc biệt là giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Thứ hai, đó là vấn đề điều chỉnh cơ cấu của một số ngành, ví dụ như ngành đường, sẽ phải chịu sức ép lớn từ cạnh tranh. Phần tiếp theo sẽ phân tích vấn đề thứ nhất.

Hiệp định RCEP với phạm vi toàn diện

Nếu trường hợp RCEP có phạm vi toàn diện, thì cắt giảm thuế sẽ tác động tới thương mại giữa các nước +6 với nhau, gồm các nước Úc, Niu Di-lân, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là điểm khác biệt quan trọng vì nếu trường hợp này xảy ra, sẽ dẫn tới sự chuyển hướng thương mại với Việt Nam khi Nhật Bản và Hàn Quốc mở cửa thị trường của mình cho Trung Quốc. Nếu tác động chuyển hướng thương mại lớn hơn so với tạc động thúc đẩy tăng thương mại thì xét tổng thể sẽ đem lại kết quả tiêu cực với Việt Nam. Điều này có xảy ra hay không phụ thuộc vào từng kịch bản cắt giảm thuế quan cụ thể, và kết quả mô hình cho thấy Việt Nam sẽ giảm phúc lợi xã hội chung nếu thực hiện kịch bản Hạn chế nhưng có thể thu được lợi ích nhất định theo kịch bản Tham vọng (Biểu đồ 27). Sở dĩ có kết quả như vậy vì kịch bản Tham vọng giả định rằng Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ mở cửa thị trường nông sản, dệt may và quần áo vốn khá đóng cửa của mình. Trong kịch bản mở cửa Hạn chế, Trung Quốc đạt được lợi ích tương ứng với mức mở cửa mà ASEAN đã có với Nhật Bản và Hàn Quốc.

Biểu đồ 27 dưới đây trình bày các mức độ đạt được phúc lợi xã hội gia tăng nếu so với Kịch bản cơ sở vào năm 2020.

Biểu đồ 27: Thay đổi phúc lợi so với Kịch bản cơ sở vào năm 2020: hiệp định toàn diện thay vì mô hình hiệp định ASEAN ở trung tâm

2500 2000 1500 1000 $m 500 0 -500 -1000 H&S Comp Mod Amb FT

Nguồn: Kết quả mô phỏng GTAP.

Ghi chú: Base: Kịch bản cơ sở; Mod: Kịch bản Hạn chế; Amb: Kịch bản Tham vọng; FT: Kịch bản Tự do hoàn toàn.

Vấn đề đối với Việt Nam chính là sự cạnh tranh từ phía Trung Quốc khi tiếp cận thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc. Hiện Việt Nam đang có mức tiếp cận ưu đãi hơn so với Trung Quốc do ASEAN có các FTA với các nước này, chưa kể là còn đang diễn ra quá trình đàm phán FTA song phương Việt Nam – Hàn Quốc. Mức chênh lệch này sẽ không còn nữa nếu đạt được một hiệp định RCEP toàn diện. Xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng 2,3% so với mức 3,8% nếu theo mô hình hiệp định ASEAN ở trung tâm. So sánh 2 kịch bản với nhau, thì xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giảm đi và tăng lên với các đối tác truyền thống như Mỹ và EU, còn xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng lên 10% chứ không phải chỉ ở mức 1%.

Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ thu được lợi ích từ kịch bản kết thúc đàm phán hiệp định nêu trên, bao gồm cả việc tự do hóa ngàng nông sản của mình. Trung Quốc sẽ thu được lợi ích nhờ cơ hội tiếp cận thị trường được cải thiện.

Một phần của tài liệu ICB-8 output 3 Tac dong cua Hiep dinh RCEP doi voi nen kinh te VN (Trang 147 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w