Phân tích dấu hiệu rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu KT02017_CHUTHIHONGLANK2KT (Trang 47 - 48)

Hoạt động kinh doanh luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn. Rủi ro tài chính có nhiều nguyên nhân: khả năng thanh toán kém, hiệu quả kinh doanh không tốt, vốn chiếm dụng và bị chiếm dụng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản và nguồn vốn… Bởi vậy, xem xét rủi ro tài chính, nhà phân tích thường đánh giá qua các chỉ tiêu:

Hệ số nợ trên tổng tài sản (mục c – 2.4.1.1). Chỉtiêu này cho biết, trong tổng tài sản hiện có của công ty có bao nhiêu đồng do vay nợ mà có. Hệ số này càng tăng thì rủi ro về tài chính của công ty ngày càng tăng.

Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính

=

Vốn chủ sở hữu

Nếu Tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu thấp, đòn bẩy tài chính thấp, rủi ro càng cao. Để hạn chế rủi ro tài chính cần duy trì một cơ cấu vốn vay và vốn chủ sở hữu phù hợp.

Để lượng hóa rủi ro tài chính, chỉ tiêu được sử dụng là độ lớn của đòn bẩy tài chính. Độ lớn của đòn bẩy tài chính là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) khi có một tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:

Độ lớn của đòn bẩy tài chính (DFL)

% Thay đổi của lợi nhuận sau thuế =

% Thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay

DFL = %Δ LNST = %Δ EPS = EBIT

%Δ EBIT %Δ EBIT EBIT - I

Độ lớn của đòn bẩy tài chính = 1 nếu doanh nghiệp không sử dụng các khoản vay nợ. Khi đó EBIT tăng 100% thì EPS cũng tăng 100% không có rủi ro tài chính. Khi doanh nghiệp càng nhiều nợ vay thì độ lớn đòn bẩy tài chính càng cao, mức độ rủi ro tài chính càng lớn. Tuy nhiên, khi đã huy động vay nợ và hoạt động của doanh nghiệp có lãi tức là doanh nghiệp đã tận dụng được sức mạnh của nguồn vốn vay nợ tác động vào sự thay đổi của sức sinh lời của tài sản cũng như tăng thêm sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Như vậy, có thể rút ra những nhận định như sau: - Khi sức sinh lời của tài sản nhỏ hay có nhiều biến động, thời điểm này cần ưu tiên

sử dụng nguồn tài trợ từ vốn chủ sở hữu nhằm tăng khả năng thanh khoản và góp phần ổn định tài chính.

- Khi sức sinh lời của tài sản lớn và ổn định thì nên huy động thêm các nguồn vốn vay nợ để khai thác ưu thế do sự tăng lên của đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu KT02017_CHUTHIHONGLANK2KT (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w