2.2.6.1. Đào tạo trong công ty
a. Đào tạo tại chỗ
Hình thức này được công ty áp dụng rất phổ biến cho các công nhân kỹ
thuật mới ra nhập vào đội ngũ lao động của công ty. Thời gian của hình thức đào tạo này rất ngắn, thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thường là các hình thức đào tạo: Các lớp đào tạo về an toàn lao động , nội quy lao động, học về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO. Việc thực hiện các chương trình
đào tạo này giúp cho người lao động có thể nắm bắt được các quy trình sản xuất kinh doanh và lợi ích của bản thân mình đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quá trình thực hiện các chương trình đào tạo này do các cán bộ lãnh đạo của công ty, hay các công nhân lành nghề cao hướng dẫn và giảng dạy.
Hình thức đào tạo này có thời gian ngắn, cho nên rất thuận lợi cho việc học tập cho người lao động. Nó đem lại sự hiểu biết cho người lao động và giúp họ
thích nghi nhanh với công việc thực tế của họ. Tuy nhiên nếu việc tổ chức không tốt sẽ không đem lại hiệu quả vỡ thời gian học ngắn, đan xen giữa học và làm làm cho việc tiếp thu khó khăn hơn.
b. Đào tạo mới vào nghề
Hình thức này được áp dụng chủ yếu để đào tạo cho các công nhân mới
được nhận vào làm việc. Những công nhân này sẽ được học một khoá ngắn hạn. Họ sẽ được bố trí vào học tại trường công nhân chế tạo máy của công ty, hoặc cũng có thể được chỉ dạy trực tiếp dưới sự hướng dẫn của một công nhân lành nghề có nhiều kinh nghiệm của công ty. Sau khi được đào tạo người công nhân sẽ
phải trải qua một quá trỡnh kiểm tra trình độ tay nghề sau đó bố trí vào làm công việc phù hợp với khả năng của mình. Trong năm 2009 đó đào tạo mới là 126 người, đến năm 2011 là 29 người. Công ty luôn kiểm tra các công nhân được đào tạo, kiểm tra nhu cầu cần có để bổ xung cho hợp lý.
Hình thức đào tạo này đó giúp cho người lao động thích nghi nhanh hơn với công việc và môi trường làm việc của công ty. Tuy nhiên nó có nhược điểm là tạo cho người học có thể học những phương pháp cách làm việc thụ động, không sáng tạo của người dạy.
c. Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề
Hàng năm công ty thường mời các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, chuyên gia nước ngoài về các đơn vị để đào tạo riêng cho các đơn vị. Đối tượng học các lớp này là các công nhân kỹ thuật có trình độ lành nghề cao. Năm 2009 đó đào tạo trình độ tiếng anh B cho 15 người. Việc đào tạo này đó gúp phần nâng cao trình độ
cho người lao động, nâng cao sự hiểu biết về chuyên môn, tay nghề.
Hình thức đào tạo này đó thoả món được nhu cầu học tập, hiểu biết của người lao động. Qua đó giúp cho người lao động làm việc với năng suất lao động
cao hơn. Nhưng hình thức đào tạo này rất tốn thời gian và kinh phí, việc lựa chọn giáo viên rất khá.
d. Đào tạo thi nâng bậc
Các công nhân có nhu cầu thi nâng bậc, khi đó phòng tổ chức các đơn vị
lên danh sách, và mở các lớp do các kỹ sư và công nhân bậc cao của đơn vị đảm nhiệm. Sau đó từng nghề sẽ được tiến hành thi và do hội đồng thi nâng cấp của
đơn vị đó chấm. Đây là phương pháp rất hiệu quả để nâng cao trình độ cho người công nhân.
Bảng 2.9. Đào tạo và thi nâng bậc của công nhân trong công ty
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Số lao động đào tạo 19 22 25 73 80 Từ bậc 3-4 4 5 6 23 20 Từ bậc 4-5 6 4 5 8 12 Từ bậc 5-6 8 10 12 17 20 Từ bậc 6-7 1 3 2 25 28
Bảng 2.10. Phân tích biến động chỉ tiêu đào tạo thi nâng bậc 2008/2007 2009/2008 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu +/- % +/- % +/- % +/- % Số lao động đào tạo 3,0 15,8 3,0 13,6 48,0 192,0 7,0 9,6 Từ bậc 3-4 1,0 25,0 1,0 20,0 17,0 283,3 -3,0 -13,0 Từ bậc 4-5 -2,0 -33,3 1,0 25,0 3,0 60,0 4,0 50,0 Từ bậc 5-6 2,0 25,0 2,0 20,0 5,0 41,7 3,0 17,6 Từ bậc 6-7 2,0 200,0 -1,0 -33,3 23,0 1150,0 3,0 12,0 Nhận xét:
Từ số liệu đào tạo nâng bậc của công ty qua các năm ta thấy hàng năm số
lượng công nhân thi lên bậc có xu hướng tăng dần. Điều này là hợp lý hơn cả
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của công ty. Đặc biệt ở các năm 2009, 2010, 2011 công ty chú trọng vào việc nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân nên
đều tăng ở số lượng người lao động được đào tạo, giúp làm tăng sức cạnh tranh của lao động công ty trên thị trường lao động. Số lao động của công ty càng ở bậc cao thì số lao động được đào tạo ở bậc thấp hơn giảm đi.
e. Đào tạo lại nghề
Hàng năm công ty tổ chức đào tạo lại nghề cho những lao động có nghề
nghiệp không phù hợp với sản xuất, quản lý và việc thay đổi trang thiết bị hiện đại thì đội ngũ lao động cần được quan tâm đến chất lượng. Công ty tiến hành đào tạo lai nghề cho các lao động để họ có thể tiếp thu được các công nghệ hiện đại và làm việc trong một môi trường hiện đại.Việc đào tạo này có thể diễn ra ở các trường công nghệ hoặc trực tiếp tại các xưởng trong công ty.
Đào tạo lại nghề giúp cho người lao động làm việc và thích nghi với môi trường hiện đại nhưng lại gây tốn kém kinh phí rất lớn, thời gian đào tạo thường là lâu, phức tạp và việc lựa chọn công việc cho người lao động sau khi đào tạo là rất khó khăn.
2.2.6.2. Đào tạo ngoài công ty
Trong những năm gần đây công ty đó tổ chức các lớp học: Lớp cao học chính trị tại chức (học viện chính trị quốc gia)
Lớp quản trị hành chính nhà nước (học viện hành chính quốc gia). Lớp sử dụng tiết kiệm điện năng cho công ty (đại học bách khoa) Lớp cao học kế toán tài chính (kinh tế quốc dân)
Lớp bồi dưỡng kiến thức về marketing (kinh tế quốc dân) Lớp bồi dưỡng chính trị cao cấp.
Hình thức đào tạo này nâng cao cho người lao động kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực hành, nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ. Nhưng việc lựa chọn đối tượng đểđào tạo là khó khăn và tốn thời gian, kinh phí.
2.2.6.3. Đào tạo nước ngoài
Một số năm trở lại đây công ty tiến hành đưa các cán bộ đi tham quan thực tế làm việc tại các nước: Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, để học hỏi những kinh nghiệm quản lý, khoa học kỹ thuật. Thời gian tối thiểu là một tuần và tối đa là 3 tháng. Đây chính là đội ngũ cán bộ chủ chốt của công ty trong những năm tới. Công ty đó hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị, các cán bộ, công nhân đi đào tạo.
Đội ngũ cán bộ công nhân đó tiếp thu công nghệ khoa học mới tiên tiến và đưa ra nhiều sáng kiến cải tiến hợp lý phự hợp với tình hình thực tế của công ty. Nhưng người lao động nhiều khi không tiếp thu được những kiến thức do trình độ
Bảng 2.11. Tổng kết số lượng lao động đào tạo ở các hình thức
Hình thức đào tạo 2007 2008 2009 2010 2011
Đào tạo mới vào nghề 18 23 21 15 13
Gửi đi học 5 7 8 5 5
+ ĐH, ĐH Tại chức 6 5 6 5 8
+ Trên ĐH 2 3 2 2 2
Đào tạo nâng cao
trình độ tay nghề 39 40 43 28 29
Đào tạo tại chỗ 25 26 29 51 60
Đào tạo lại nghề 10 14 15 7 12
Đào tạo nâng bậc 27 22 25 73 80
Tổng 132 140 149 186 209
( Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty TNHH Tùng Phương )
Nhận xét:
Nhìn chung thì số lượng lao động được đào tạo qua từng năm đều tăng dần
ở các hình thức . Đặc biệt, hình thức đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, đào tạo mới vào nghề, đào tạo tại chỗ, đào tạo nâng bậc chiếm số lượng lớn công nhân trong tổng số lao động được chọn. Lấy ví dụ ở hình thức đào tạo nâng bậc năm 2007 chỉ là 27 người nhưng đến năm 2011 đã là 80 người,….Bên cạnh đó , ngay từ
ban đầu công ty đã chủ chương bổ sung thêm nguồn lao động có trình độ, nên số
lượng công nhân viên được cử đi học thêm, đi nước ngoài hay gửi đi học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đã tăng không ngừng qua từng
năm. Sang năm 2011, ta thấy công ty đã giảm dần số cán bộ được gửi đi đào tạo nhưng thay vào đó công ty lại đặt ra chủ trương rèn luyện cho công nhân viên ngay tại từng phân xưởng. Từ đó , công ty đã tiết kiệm được một khoản kinh phí đáng kể cho đào tạo. Song song với đó, Công ty vẫn tổ chức thường niên các hoạt động thi nâng bậc lương và trích một khoản chi phí khuyến khích cho các cán bộ, công nhân viên có thành tích tốt trong quá trình học tập đào tạo.