Giải pháp về sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận Văn (Trang 79 - 83)

6. Kết cấu luận văn

3.2.4. Giải pháp về sản phẩm

Đối với thị trƣờng Nhật Bản

Theo thị hiếu khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam, công ty cần phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch đến các điểm đến là di sản thế giới, du lịch biển, du lịch sinh thái nông thôn, các tour du lịch dạy nấu ăn và tìm hiểu về văn hóa ẩm thực Việt Nam…Các sản phẩm du lịch này sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Nhật Bản mà còn có thể đáp ứng thị hiếu của khách du lịch từ nhiều thị trƣờng khác trên thế giới. Điều này có thể thực hiện thông qua sự hợp tác với các bên cung ứng dịch vụ và các cơ sở, làng nghề….

Nhóm sản phẩm du lịch đặc thù theo từng phân đoạn thị trường:

Đối với lứa tuổi 10 - 20:

Cần phát triển các sản phẩm du lịch học đƣờng, du lịch trƣớc khi tốt nghiệp cho đối tƣợng là học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Việc đi du lịch trƣớc khi tốt nghiệp đối với hai

bậc học này tại Nhật Bản gần nhƣ là yêu cầu bắt buộc.Cần xây dựng các tour trọn gói cho đối tƣợng khách này.Thời gian của các tour nay thƣờng từ 5-7 ngày và sử dụng dịch vụ khá cao (thƣờng lƣu trú tại các khách sạn từ 4 - 5 sao). Các tour du lịch học đƣờng có thể tổ chức quanh năm nhƣng thƣờng đông hơn vào khoảng tháng 8 và tháng 9 vì đây là thời gian nghỉ hè. Đối với các tour du lịch trƣớc khi tốt nghiệp, thời gian đông nhất là khoảng tháng 2 và tháng 3, trƣớc lễ tốt nghiệp diễn ra vào cuối tháng 3 hàng năm.

Đối với độ tuổi 20-30:

Đặc điểm, đối tƣợng khách ở độ tuổi này còn học hoặc mới đi làm nên quỹ thời gian cũng nhƣ việc tích lũy kinh tế chƣa nhiều, khách nữ nhiều hơn nam và thƣờng đi du lịch một mình hoặc đi theo nhóm nhỏ. Các sản phẩm phù hợp với độ tuổi này thƣờng là các tour ngắn ngày hơn (từ 3-5 ngày) và cần xây dựng nhiều tour lựa chọn hoặc tour mở. Khách ở độ tuổi này thƣờng thích khám phá, thời trang, thích tìm hiểu về các món ăn Việt Nam và mua tạp hóa (đồ thủ công, giầy, dép, đồ lƣu niệm…).

Đối với độ tuổi 30-50:

Đây là độ tuổi đã ổn định về nghề nghiệp và gia đình và có tích lũy nhất định. Những ngƣời ở độ tuổi này có xu hƣớng đi du lịch cùng gia đình vàthƣờng quan tâm tới thực đơn riêng cho trẻ em, ƣa thích các hoạt động nghỉ ngơi, thƣ giãn, vui chơi giải trí, thể thao. Các sản phẩm du lịch Việt Nam có thể cung cấp cho họ là các sản phẩm du lịch biển, các điểm đến có phong cảnh đẹp, có các khu resort, kết hợp với các di sản thế giới nhƣ vịnh Hạ Long, Hội An, Đà Nẵng…Ở độ tuổi này, khách du lịch nữ giới nhiều hơn nam giới do tồn tại một phân khúc thị trƣờng nhỏ là những bà nội trợ (housewife) đi du lịch. Đối tƣợng khách này có thể đi du lịch quanh năm, có sở thích mua sắm, làm đẹp và học nấu ăn. Do vậy, cần phát triển các tour du lịch phù hợp với thị hiếu nhóm khách này. Việt Nam có lợi thế trong việc thu hút khách du lịch học nấu ăn do nghệ thuật ẩm thực Việt Nam khá nổi tiếng tại Nhật Bản.

Đối với độ tuổi trên 50:

Trong nhiều nghiên cứu tại Nhật Bản và một số nƣớc khi nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch Nhật Bản, nhóm khách có độ tuổi trên 50 đƣợc xếp vào nhóm khách du lịch cao tuổi, mặc dù tuổi nghỉ hƣu hiện tại ở Nhật Bản phổ biến là 60 tuổi. Đối tƣợng khách này có mức tiêu dùng tƣơng đối cao, thích thƣ giãn nghỉ ngơi, rất hứng thú trong việc tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và tự nhiên của điểm du lịch. Một số loại hình du lịch nhƣ du lịch di sản, du lịch sức khỏe, đi thăm di tích chiến tranh Việt Nam đƣợc lựa chọn nhiều ở nhóm tuổi này. Đặc biệt những ngƣời trên 60 tuổi sống bằng lƣơng hƣu hoặc trợ cấp xã hội có đƣợc chính phủ Nhật Bản khuyến khích đi du lịch dài ngày ở nƣớc ngoài (longstay tourism). Dịch vụ cung cấp cho các đối tƣợng khách du lịch này cần yêu cầu thêm các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, các khu nghỉ dƣỡng ở những địa điểm có khí hậu tốt, ấm áp, gần biển. Nếu đã chọn Việt Nam làm điểm dừng chân cho du lịch dài ngày thì họ sẽ trở lại thƣờng xuyên hàng năm, mỗi năm ít nhất từ 1-3 tháng, nhiều là 6 tháng. Các tỉnh từ miền trung trở vào rất có điều kiện trở thành điểm đến lý tƣởng cho loại hình du lịch này.

Một số các điểm đến cụ thể:

Theo các phân tích về tâm lý, sở thích nêu trên, doanh nghiệp cần tập trung quảng bá một số điểm đến cụ thể nhƣ sau:

Về du lịch di sản: Tập trung quảng bá con đƣờng di sản miền Trung và

Vịnh Hạ Long.

Về du lịch biển: Tập trung quảng bá cho du lịch biển Đà Nẵng và

Quảng Nam (kết hợp với du lịch di sản) và Phú Quốc

Du lịch học đường: Xúc tiến tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, Thành phố

Hồ Chí Minh và khu vực Đà Nẵng (bao gồm cả Huế).

Về du lịch nghỉ dưỡng dài ngày: Khánh Hòa, Bình Thuận

Đối với thị trƣờng Malaysia

Xây dựng các sản phẩm du lịch cho khách du lịch đạo Hồi

Thị trƣờng khách du lịch Malaysia có 2 phân khúc tƣờng đối rõ rệt đó là phân khúc khách theo đạo Hồi và phân khúc khách gốc Hoa. Đây là những yếu tố quan trọng để xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu của khách du lịch.

Một số lƣu ý đối với phân khúc khách đạo Hồi:

Thiết lập mạng lƣới đối tác các nhà hàng đủ điều kiện, chất lƣợng và chứng nhận phục vụ các món ăn đạo hồi (Halalfood). Ngƣời theo đạo Hồi chỉ ăn ở những nhà hàng phục vụ các món ăn đƣợc chế biến theo các quy định chặt chẽ.

HDV cần lƣu ý cho khách nơi hành lễ riêng của khách đạo Hồi, hƣớng mũi tên chỉ hƣớng thánh địa Mecca tại các sân bay, khách sạn…

Doanh nghiệp cần xây dựng lịch trình tour phù hợp, thỏa mãn nhu cầu hành lễ của họ (Đạo Hồi thƣờng hành lễ 6 lần/ngày).

Nếu doanh nghiệp tạo ra đƣợc các sản phẩm, dịch vụ có chất lƣợng cao phục vụ khách du lịch đạo Hồi từ Malaysia thì đó là cơ sở để phát triển, thu hút khách du lịch theo đạo Hồi từ các nƣớc khác nhƣ Indonesia, các nƣớc Vùng Trung đông, Vùng Vịnh…

Xây dựng các sản phẩm phù hợp với khả năng chi tiêu

Ngƣời Malaysia rất quan tâm đến giá cả dịch vụ và so sánh với các nƣớc có điều kiện tƣơng đồng trong khu vực vì vậy cần xây dựng các sản phẩm có giá trị kinh tế.

Căn cứ vào khả năng chi tiêu của khách Malaysia có thể chia thành 2 phân khúc thị trƣờng:

Du lịch cao cấp:

Chú trọng thƣơng gia, ngƣời có thu nhập cao(Ông chủ quản lý tập đoàn, xí nghiệp, nhà máy), MICE, golf, nghỉ dƣỡng biển đảo, ẩm thực, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ lƣu trú khách sạn, khu rerort 5 sao.

Du lịch đại trà cho khách có khả năng chi tiêu trung bình:

Khách phổ thông chiếm số lƣợng lớn: Nhân viên văn phòng, gia đình, khách tự do… thƣờng ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-4 sao.

Phát triển sản phẩm du lịch phục vụ các thị trường ngách

Ngoài các chƣơng trình du lịch truyền thống, doanh nghiệp cần quan tâm phát triển một số sản phẩm du lịch phục vụ những phân đoạn thị trƣờng nhất định nhƣ du lịch MICE, Golf, AgriTourism... Cụ thể, đối với thị trƣờng MICE và GOLF cần xây dựng những ấn phẩm cung cấp thông tin đầy đủ về cơ sở vật chất, khả năng tiếp cận, những thong số kỹ thuật, sức chứa...của các trung tâm hội nghị, các khách sạn, resort, sân golf; đồng thời nâng cao chất lƣợng các dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu cao của khách Du lịch Malaysia.

Một phần của tài liệu Luận Văn (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w