Thứ nhất, sở hữu chéo giúp các NHTM phòng ngừa những cuộc thâu tóm và sáp nhập từ các tổ chức khác, trong đó có cả các ngân hàng là đối thủ cạnh tranh. Sở hữu chéo có khả năng giữ ổn định quyền hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư, và tài chính trong dài hạn trước áp lực bị can thiệp về quyền kiểm soát hoạt động từ bên ngoài. Trái lại, nếu NHTM phải đối mặt với áp lực thâu tóm và sáp nhập từ bên ngoài, ban điều hành ngân hàng buộc phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn của các cổ đông hiện tại, ví dụ như thực hiện những biện pháp để tăng lợi nhuận trong ngắn hạn (thay vì tập trung vào mục tiêu dài hạn). Trong trường hợp tồn tại sở hữu chéo giữa bản thân NHTM và các nhà đầu tư, hai bên có thể thương lượng để cùng phối hợp chống lại các hành vi thâu tóm, sáp nhập từ đối thủ. Các nghiên cứu của Sheard (1989) và Morck và Nakamura (1999)[33] về sở hữu chéo tại Nhật Bản đã cho thấy sở hữu chéo có tác dụng chống lại các cuộc thâu tóm và sáp nhập thông qua vai trò của những cổ đông ổn định – stable investors (Hộp 1.1).
Hộp 1.1: Cổ đông ổn định (Stable Shareholder)
Cổ đông ổn định là những cổ đông đáp ứng những tiêu chuẩn sau: - Cổ đông có mối quan hệ chặt chẽ với ban điều hành doanh nghiệp.
- Cổ đông cam kết không bán cổ phần cho bên thứ ba có hành vi chống lại Ban điều hành doanh nghiệp, thường là bên có ý đồ thâu tóm doanh nghiệp.
- Cổ đông cam kết rằng trong trường hợp bán cổ phần, cổ đông sẽ thông báo cho doanh nghiệp những mục đích cụ thể của họ.
Lợi ích cổ đông ổn định mang lại cho doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh nghiệp có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ các cuộc thâu tóm thù địch. - Ban điều hành doanh nghiệp có thể tập trung vào các mục tiêu dài hạn, phục vụ mục tiêu đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông, đóng góp vào khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp trong nước.
kinh tế giữa các NHTM với nhau. Một ngân hàng có thể vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ cần phải có một mô hình kinh doanh riêng biệt, có ưu thế hơn về những nguồn lực kinh tế. Nếu một ngân hàng thương mại kết hợp với các ngân hàng khác đặc biệt là ngân hàng lớn hơn (ngân hàng chính – main bank) [23] để tạo ra những lợi thế kể trên, sự hỗ trợ về công nghệ, chia sẻ thông tin, thực hiện các giao dịch tài chính, chia sẻ nguồn nhân lực, quảng bá hình ảnh, và cả hỗ trợ về tài chính, hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ tăng lên, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư. Sở hữu chéo có thể tạo ra lợi thế tổng hợp về nguồn lực kinh tế, làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và cải thiện rõ rệt kết quả của hoạt động kinh doanh.
Hộp 1.2: Lợi ích của mối quan hệ giữa ngân hàng chính và các ngân hàng khác trong liên minh sở hữu chéo
Những yếu tố tích cực ngân hàng chính đem lại cho các ngân hàng còn lại: - Mối quan hệ với ngân hàng chính cho phép các ngân hàng trong liên minh sở hữu chéo huy động được vốn dễ dàng hơn và với mức chi phí thấp hơn.
- Ngân hàng chính thực hiện được vai trò giám sát hoạt động của các ngân hàng trong liên minh, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Ngân hàng chính có thể giải cứu các ngân hàng còn lại trong trường hợp gặp khó khăn thông qua hỗ trợ về tài chính.
Thứ ba, sở hữu chéo hỗ trợ việc xây dựng liên minh chiến lược và chia sẻ rủi
ro. Liên minh chiến lược là việc nhiều ngân hàng xây dựng một chiến lược phát triển chung. Chiến lược này bao gồm việc hợp tác chặt chẽ giữa các ngân hàng, tạo ra giá trị mới trên cơ sở hợp tác, cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro. Một hay một vài ngân hàng trong liên minh sở hữu chéo sẽ đóng vai trò là người bảo đảm cho những rủi ro của những ngân hàng còn lại. Mối quan hệ chặt chẽ về sở hữu và kiểm soát với ngân hàng thông qua việc nắm giữ cổ phần tạo ra một hiệu ứng về mức độ tin cậy đối với bản thân ngân hàng và sau đó là với các tổ chức tài chính bên ngoài liên minh. Thông qua việc chia sẻ thông tin giữa các doanh nghiệp và ngân hàng, vấn đề
thông tin bất cân xứng và vấn đề người đại diện chủ sở hữu sẽ được giảm thiểu, tạo điều kiện cho các hợp đồng về tài chính diễn ra thuận lợi hơn trong quá trình phân tích để ký kết cũng như quá trình giám sát trong việc thực hiện hợp đồng [25]. Hơn nữa, xét ở một khía cạnh nhất định, các cổ đông nhỏ tại các doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo sẽ tận dụng được nguyên lý “kẻ ăn theo” trong quá trình giám sát hoạt động của ban điều hành và ban quản trị khi mà các ngân hàng thường có lợi thế trong việc thực hiện các chức năng này.
Nguồn: Fuji Sogo Kenkyujo
(1993)
Biểu đồ 1.1: Ích lợi của sở hữu chéo đối với các doanh nghiệp không niêm yết
Thứ tư, sở hữu chéo có thể giúp các ngân hàng huy động được nguồn vốn
dài hạn có tính ổn định cao. Các doanh nghiệp trong liên minh sở hữu chéo là những người có khả năng đầu tư thêm vào ngân hàng khi ngân hàng phát hành cổ phần mới nhằm duy trì tỷ lệ sở hữu và quyền kiểm soát.
đầu tư vào ngân hàng trong nước sẽ mang lại nhiều yếu tố tích cực. Một lượng vốn dồi dào từ bên ngoài sẽ hỗ trợ ngân hàng trong việc nâng cao năng lực tài chính. Bên cạnh đó, thông qua chia sẻ về công nghệ, thông tin, nguồn nhân lực sẽ mang lại những lợi thế nhất định trong hoạt động kinh doanh cho ngân hàng trong nước.
Ngoài ra, sở hữu chéo còn có các ảnh hưởng tích cực khác như: giảm chi phí huy động vốn bằng việc giảm áp lực chi trả cổ tức, duy trì được tính bảo mật của thông tin nội bộ ngân hàng cũng như của toàn liên minh sở hữu chéo, tăng cường uy tín, hình ảnh của các doanh nghiệp, ngân hàng, và cả liên minh trên thị trường.