Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp lãi suất

Một phần của tài liệu nguyen-huu-thanh.hue (Trang 42 - 43)

6. Bố cục của luận văn

2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp lãi suất

suất trong hợp đồng tín dụng tại Tòa án, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Tình hình tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng được giải quyết tại Tòa án nhân dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong bối cảnh cả nước chuyển mình trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Thừa Thiên Huế với vai trò là thành phố du lịch của miền trung, là 1 trong những thành phố đang trên đà phát với nhiều sự thay đổi, phát triển vượt bậc ở mọi mặt, cùng với sự phát triển chung, ngành ngân hàng tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có nhiều thay đổi, cải thiện đáng kể về qui mô, hình ảnh, chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng; tốc độ phát triển ngành ngân

hàng tỉnh Thừa Thiên Huế so với cả nước đang phát triển rất tốt. Song song cùng với đó, các quan hệ tín dụng ngày càng đa dạng, việc giải quyết các tranh chấp cũng ngày càng phức tạp hơn. Theo thống kê của tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng số vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại đang có xu hướng ngày càng gia tăng, từ năm 2001- 2005 là 410 vụ; từ 2006 – 2010 là 930 vụ; từ 2011-2015 là 1935 vụ. Trong đó các tranh chấp về hợp đồng tín dụng chiếm hầu hết trong các tranh chấp liên quan đến kinh doanh, thương mại được giải quyết tại tòa án, chiếm hơn 50% các vụ việc là tranh chấp liên quan đến lãi suất và xử lý tài sản đảm bảo trong hợp đồng tín dụng. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến lãi suất trong hợp đồng tín dụng ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn do các văn bản pháp luật có sự thay đổi khá lớn về qui định lãi suất trong khoảng thời gian gần đây. Mạnh mẽ nhất là BLDS 2015 ra đời và có hiệu lực từ 01/01/2017 đã có sự thay đổi lớn về qui định lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn so với BLDS 2005 hay gần đây nhất là thông tư 39/2016/TT-NHNN qui định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thay đổi về qui định chuyển nợ quá hạn và tính lãi phạt chậm trả dẫn đến việc khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng tín dụng ở thời điểm giao thoa giữa các qui định pháp luật mới – cũ. Việc giải quyết tranh chấp hợp lý, hợp tình, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đòi hỏi kinh nghiệm, sự hiểu biết thấu đáo các qui định pháp luật cũng như cách nhìn nhận vấn đề của các cán bộ xét xử.

Một phần của tài liệu nguyen-huu-thanh.hue (Trang 42 - 43)