Nhóm nhân tố mang tính cá nhân

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 32 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.7. Nhóm nhân tố mang tính cá nhân

Các nhân tố mang tính cá nhân gồm: công việc phù hợp với cá nhân, trình độ học vấn, nhận thức vai trò công việc, giới tính và sự phát triển nghề nghiệp.

Công việc phù hợp với cá nhân: Cá nhân được giao một công việc phù hợp với sự quan tâm của họ. Ví dụ: một người tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh thì họ sẽ muốn được giao công việc phù hợp với chuyên môn của mình.

Tính chất công việc: Một trong các phát hiện quan trọng từ các nghiên cứu là sự hoàn thành công việc là nhân tố tạo động lực làm việc. Để hoàn thành công việc, NLĐ cần coi trọng các hoạt động công việc hàng ngày của mình và ý thức được sự hoàn thành công việc hoặc niềm vui từ công việc.

Trình độ học vấn: Đối với cấp bậc nghề nghiệp thì có mối quan hệ tiêu cực giữa trình độ học vấn và sự hài lòng trong công việc. NLĐ có trình độ học vấn cao thường so sánh các khoản thưởng mà họ nhận được với các nhóm có trình độ cao tương tự.

Nhận thức về vai trò của công việc: Những cá nhân khác nhau thì nhận thức khác nhau về vai trò của họ. Việc nhận thức chính xác về vai trò của cá nhân sẽ khiến họ hài lòng hơn về công việc.

Giới tính: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đàn ông thường hài lòng với công việc hơn là phụ nữ. Có thể do phụ nữ chịu nhiều áp lực của cuộc sống gia đình như chăm sóc trẻ nhỏ, vấn đề chi tiêu tài chính, làm việc nhà...làm cho họ căng thẳng hơn và họ cũng có xu hướng bất mãn với công việc hơn.

Sự phát triển nghề nghiệp: NLĐ hài lòng hơn với công việc khi họ được trải nghiệm trong một lĩnh vực cụ thể mà họ yêu thích, thành công trong mỗi giai đoạn của sự phát triển nghề nghiệp và nâng cao trình độ học vấn tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển.

CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu QT07055_NguyenThiThuyLinh_QTNL (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w