Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu 23_nguyenvantinh (Trang 68 - 71)

- Dựa trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất ở trên, tôi đã xin thông qua nhà trƣờng, tổ bộ môn để tiến hành thực nghiệm để kiểm chứng hiệu quả trong qua bài TKBB trên SV lớp SPMT - K48, với 2 nhóm đã đƣợc chia là

L p thực nghi m và L p đối chứng.

Sau khi chia lớp thành 2 nhóm nhƣ trên, ngƣời nghiên cứu đã tiến hành giảng dạy trên 2 lớp này với cùng giáo án và nội dung kiến thức.

* Lớp đối chứng:

- Sử dụng theo các biện pháp cũ nhƣ các lớp trƣớc đây

- Thời gian: Tiết 1,2,3,4 (ngày 9/11/2016) phòng 107 giảng đƣờng B5, Nhà Thí nghiệm thực hành, trƣờng ĐHSP – ĐHTN. (Xem Phụ lục 9.4.1, tr.138)

- Nội dung: Ngƣời nghiên cứu sử dụng biện pháp truyền thống với các phƣơng pháp thuyết trình, vấn đáp, phƣơng pháp dạy học trực quan, phƣơng pháp quan sát, thảo luận, phƣơng pháp thực hành, phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá để dạy TKBB cho SV lớp đối chứng.

* Lớp thực nghiệm:

- Sử dụng các biện pháp đã đề xuất

- Thời gian: Tiết 5,6,7,8 (ngày 9/11/2016)

-Địa điểm: Phòng 101 giảng đƣờng B1 nhà học lý thuyết, và phòng 107 giảng đƣờng B5 trƣờng ĐHSP – ĐHTN. (Xem Phụ lục 9.4.2, tr.139, 140)

- Thành phần dự: Các thành viên tổ bộ môn

Trong tiết giảng dành cho lớp thực nghiệm tôi đã tiến hành nhƣ sau: Trên cùng một nội dung kiến thức nhƣng đƣợc áp dụng các biện pháp dạy học mới đã đễ xuất vào việc dạy học TKBB cho lớp thực nghiệm.

Tiến trình thực hiện theo 4 bƣớc:

Ở bƣớc này, ngƣời nghiên cứu chuẩn bị đề cƣơng bài giảng, máy tính, máy chiếu, đặt các mẫu bao bì đã chuẩn bị lên bàn, ổn định lớp.

Bư c 2: Khởi động

Ngƣời nghiên cứu kiểm tra sĩ số, giới thiệu bản thân và GV tham dự giờ, cho xem một số bao bì thật với các loại chất liệu đã chuẩn bị để đƣa ra khái niệm cơ bản về bao bì.

Sau khi các câu hỏi đƣợc đƣa ra và sinh viên trả lời GV dẫn dắt vào bài về TKBB.

Bư c 3: Nội dung

Ở bƣớc này, ngƣời nghiên cứu tiến hành truyền tải nội dung kiến thức về bao bì, thiết kế bao bì: khái niệm; vai trò và chức năng; phân loại bao bì; các yếu tố đặc trƣng; các nguyên tắc, quy trình và công nghệ thiết kế và sản xuất bao bì; các bƣớc tiến hành TKBB.

- Sử dụng đan xen các phƣơng pháp thuyết trình, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp dạy học trực quan, phƣơng pháp vấn đáp để truyền tải kiến thức theo đề cƣơng chi tiết.

- Mỗi một đề mục ngƣời nghiên cứu đƣa ra tài liệu minh họa, hoặc giáo cụ trực quan để SV hiểu rõ hơn

- Cho SV quan sát các dạng mẫu chất liệu; bản kẽm CTP; khuôn bế; bản in có sẵn các bát in, ốc màu, thang màu, đã cán màng; bản in đã cấn bế; bản in đã bế dán thành phẩm.

- Cho SV trực tiếp gấp, gài thử một số mẫu bao bì đã chuẩn bị. - Thị phạm các bƣớc tiến hành một bài TKBB cơ bản.

- SV tổng kết lại các bƣớc tiến hành một bài thiết kế cơ bản theo cách hiểu của mình.

Bư c 4: Kết thúc

- Ngƣời nghiên cứu trình chiếu tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tƣ duy.

- Củng cố và chốt kiến thức bài học

- Gợi cho SV đặt câu hỏi thắc mắc về kiến thức của bài, trả lời câu hỏi của SV nếu có SV hỏi.

- Giao bài tập cho SV.

- Kết thúc bài thực nghiệm; phát Phiếu khảo sát xin ý kiến đánh giá của SV và GV dự giờ.

Quá trình thực nghiệm, ngƣời nghiên cứu quan sát thái độ hứng thú học tập của SV trên hai cả 2 lớp. Ở lớp đối chứng, thái độ học tập của các em bình thƣờng, ít tập trung, không hứng thú, hiệu quả giờ học không cao.

Ở lớp thực nghiệm, ngƣời nghiên cứu sử dụng phòng 101, giảng đƣờng B1 là phòng học có trang bị máy chiếu, ngƣời nghiên cứu đã vận dụng các biện pháp đã đề xuất vào trong giảng dạy, cùng các giáo cụ trực quan sinh động từ thực tiễn nhƣ hình ảnh, bản giấy bao bì in chƣa cấn bế, bản in đã cấn bế và gia công cán màng, bản gấp thành phẩm, các khuôn bế, bản kẽm CTP đã chế bản cùng các mẫu bao bì giấy khác nhau về hình thức và kiểu dáng... đã lôi cuốn sự tập trung của SV, thái độ hứng thú của SV thấy rõ (SV rất chú ý quan sát và hỏi những câu hỏi vì đa phần các em chƣa nhìn thấy nó bao giờ nhƣ bản kẽm CTP đã tráng, bản khuôn bế có gắn các lƣỡi dao, các dạng bao bì gấp gài sáng tạo) giúp SV hiểu rõ thực tế một cách hiệu quả các em đƣợc nhìn, sờ, tƣơng tác và thực hành luôn, là biện pháp, khắc sâu kiến thức để bƣớc vào thực hành một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu 23_nguyenvantinh (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w