4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
3.1.4. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Thuận An
Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế là sự dịch chuyển cơ cấu sử dụng đất. Diện tích đất dành cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công ty xí nghiệp, nhà trọ tăng nhanh đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của địa phương. Quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được bảo đảm và là một nguồn vốn để người sử dụng đất đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
3.1.4.1. Công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính
Hiện thị xã Thuận An có 07 mốc địa chính cơ sở, các mốc này được xây dựng từ năm 2004, cụ thể được thể hiện ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Mốc địa chính cơ sở thị xã Thuận An
STT Số hiệu Địa chỉ Tên điểm
1 II-176 Ấp Bình Đức, Lái Thiêu Nhà thờ Lái Thiêu 2 646421 Ấp Bình Thuận, Bình Nhâm Bến đò Bình Thuận 3 646884 Ấp Bình Quới, Bình Chuẩn Bình Quới
4 646694 An Thạnh An Thạnh
5 646693 Ấp 1b, An Phú An Phú
6 646692 Ấp Bình Giao, Thuận Giao Thuận Giao
7 646691 Hòa Long, Lái Thiêu Lái Thiêu
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Thuận An, năm 2015) [49]
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính đã được thị xã chú trọng triển khai từ sớm, đến nay bản đồ địa chính đã phủ kín toàn xã, phường.
Bảng 3.2. Thống kê diện tích, tỷ lệ, năm đo vẽ bản đồ địa chính chính quy thị xã Thuận An
Tên đơn vị Diện tích đo vẽ bản đồ địa chính chính quy (ha) Năm đo hành chính Cộng TL:1/500 TL:1/1000 TL:1/2000 TL:1/5000 Thị xã 7.579,60 1.308,50 2.054,10 4.217,10 0 Thuận An Thuận Giao 1.140,10 232,98 253,36 653,76 0 2007 Hưng Thịnh 287,30 0 0 287,30 0 2004 An Sơn 577,30 0 0 577,30 0 2006 Bình Hòa 1.409,90 186,918 260,16 962,852 0 2007 Vĩnh Phú 653,20 238,59 414,57 0 0 2006 Bình Nhâm 541,00 0 0 541,00 0 2004
Bình Chuẩn 1.131,50 377,74 543,73 210,08 0 2007
An Phú 1.092,50 172,81 426,02 493,68 0 2006
An Thạch 746,70 99,42 156,22 491,11 0 2007
Lái Thiêu 789,60 129,60 187,00 473,00 0 2000
(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Thuận An, năm 2015)
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính thị xã Thuận An được triển khai thực hiện từ năm 2004. Công tác này đến nay mang lại hiệu quả rất lớn trong việc cấp GCNQSD đất và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai. Trên cơ sở bản đồ địa chính đã được thiết lập, thị xã Thuận An đã cấp GCNQSD đất đạt tỷ lệ trên 97% đối với đất nông nghiệp và đất ở nông thôn, đất ở đô thị. Diện tích đất lâm nghiệp còn lại đang được chỉnh lý bản đồ địa chính để được cấp GCNQSD đất. Ngoài ra bản đồ địa chính còn phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương, được làm dữ liệu nền để quản lý các lĩnh vực khoáng sản, môi trường và tài nguyên nước. Tuy nhiên, bản đồ địa chính các tỷ lệ được thành lập trước năm 2004 về ký hiệu, phân loại đất chưa được chỉnh sửa theo đúng thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính. Các loại bản đồ này hiện đang chuẩn hoá chuyển về hệ toạ độ VN-2000 và chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với các quy định hiện hành.
3.1.4.2. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thị xã đã cơ bản thực hiện xong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thị xã Thuận An đến năm 2020; quy hoạch chung xây dựng đô thị Thuận An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; thông qua đồ án quy hoạch phân khu chức năng đô thị 09 xã, phường tỷ lệ 1/2000, nâng cấp 02 xã Bình Nhâm, Hưng Định lên phường, thực hiện quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã An Sơn giai đoạn 2011 – 2015. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được lập và đã tổ chức triển khai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt. Tuy nhiên, công tác quy hoạch, quản lý đô thị còn chậm, chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị hóa.
3.1.4.3. Công tác đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Thực hiện cụ thể hóa chỉ thị 02/2008/CT-BTNMT ngày 04/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ thị 02/2009/CT-UBND ngày 22/01/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh và thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, các địa phương đã tập trung đẩy mạnh công tác đăng ký xét cấp GCNQSD đất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất đô thị cho các hộ dân. Tuy nhiên, qua rà soát, kiểm tra, việc hoàn thiện hồ sơ địa chính và chỉnh lý biến động chưa đồng bộ từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã có thực hiện nhưng không đấy đủ,
chưa đúng theo quy định cụ thể: Sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động chưa ghi đầy đủ, đúng nội dung về tên chủ sử dụng, đối tượng quản lý; hồ sơ địa chính chưa lập đủ 3 bộ theo quy định; công tác cập nhật biến động có làm nhưng không thường xuyên, kịp thời ở 3 cấp, hiện tại chỉ chỉnh lý cục bộ ở từng cấp, chưa thực hiện được chỉnh lý đồng bộ liên thông 3 cấp, xã, huyện, tỉnh theo quy định tại Thông tư 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bảng 3.3. Tổng hợp tình hình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai
Hồ sơ giải quyết thủ tục 2015 2016 2017 2018 2019 2020 hành chính về đất đai
Tổng hồ sơ tiếp nhận 27.834 33.225 39.926 43.189 36.315 31.135 Hồ sơ đã giải quyết 27.041 31.696 38.230 42.054 34.174 29.345
Hồ sơ trả lại 228 471 441 597 1.290 1.163
Hồ sơ chưa giải quyết 565 1.058 1.255 538 851 627
(Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thị xã Thuận An qua các năm)[10-15]
Đối với công tác chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, trong năm 2020, chỉnh lý hình thể thửa đất vào dữ liệu không gian địa chính của cơ sở dữ liệu của 2.015 thửa đất. Cập nhật thông tin biến động về thuộc tính địa chính của thửa đất: 25.192 thửa đất. Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu 215 thửa đất. Đăng ký thế chấp, xóa thế chấp 11.242 thửa đất. Chuyển quyền sử dụng toàn bộ thửa đất 5.503 thửa đất. Chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất 993 thửa đất. Thay đổi thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất 6.098 thửa đất. Cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận 842 thửa đất. Các thay đổi khác là 299 thửa đất. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất và bản đồ, sơ đồ, bản trích đo địa chính đối với trường hợp đăng ký bổ sung lần đầu, đăng ký biến động 453.626 trang A4.
3.1.4.4. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được triển khai theo chu kỳ 5 năm một lần. Kết quả kiểm kê (số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng đất) là tiền đề quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt cho việc phân bổ sử dụng tài nguyên đất đai phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, kết quả kiểm kê đất đai có chất lượng cao so với các kỳ kiểm kê diện tích đất đai trước đây do trong quá trình tổng hợp, báo cáo số liệu, bảng biểu đã có sự phối hợp nhịp nhàng với các ngành, các cấp có liên quan (đặc biệt là giữa ngành tài nguyên và môi trường với ngành an ninh, quốc phòng, các tổ chức sử dụng, quản lý đất). Diện tích các loại đất đã được tổng hợp từ nguồn bản đồ địa chính chỉnh lý, cập nhật liên tục từ các phường, xã, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất. Do đó, chất lượng sản phẩm của kỳ kiểm kê đất đai cao hơn so với các kỳ kiểm kê đất đai trước đây.
3.1.4.5. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai
Thực hiện những văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Bình Dương, trên cơ sở hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý đất đai, những năm qua, UBND thị xã Thuận An thường xuyên chỉ đạo việc tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý đất đai nhằm đưa những quy định vào cuộc sống và đến được với người dân. Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các phòng, ban và UBND các phường, xã tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai đến người dân, như: Niêm yết công khai các văn bản hướng dẫn, các thủ tục hành chính về đất đai - xây dựng tại Văn phòng một cửa, trụ sở UBND các phường, xã; đồng thời thông báo các văn bản mới trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên loa truyền thanh đến từng khu phố; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các buổi tập huấn, phát tờ rơi. Nhìn chung, công tác phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai đã từng bước được cải thiện và nâng cao trong thời gian qua.