Tham quan du lịch

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 55 - 57)

- Trade Show – Hội chợ thương mại: Mục tiêu tổ chức hội chợ là dành cho các công ty thương mại.

DMO Đăng cai hội thảo

2.2.8. Tham quan du lịch

2.2.8.1. Tài nguyên nhân văn

Tp. Hồ Chí Minh có 85 di tích văn hóa xếp hạng cấp tỉnh và 58 di tích văn hóa xếp hạng quốc gia. Tp. Hồ Chí Minh đứng đầu Việt Nam về số lượng bảo tàng. Bảo tàng lớn nhất và cổ nhất thành phố là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với 30 nghìn hiện vật. Trong khi phần lớn khách thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh là người nước ngoài thì bảo tàng thu hút nhiều khách nội địa nhất là Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Tp. Hồ Chí Minh cũng là một đô thị đa dạng về tôn giáo. Trên địa phận thành phố hiện nay có hơn một nghìn ngôi chùa, đình, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ. Còn các nhà thờ

xuất hiện chủ yếu trong thế kỷ 19 theo các phong cách Roman, Gothic. Nhà thờ lớn và nổi tiếng nhất của thành phố là nhà thờ Đức Bà, nằm ở Quận 1, hoàn thành năm 1880.

Thời kỳ thuộc địa đã để lại cho thành phố nhiều công trình kiến trúc quan trọng như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng... Dinh Độc Lập và Thư viện Khoa học Tổng hợp được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Kiến trúc hiện đại ghi dấu ấn ở thành phố bằng các cao ốc, khách sạn, trung tâm thương mại như

Diamond Plaza, Saigon Trade Centre... Bên ngoài khu vực trung tâm, Địa đạo Củ Chi cũng là một địa điểm quan trọng.

2.2.8.2. Tài nguyên thiên nhiên

Rừng của Tp. Hồ Chí Minh chủ yếu tập trung ở huyện Cần Giờ, đây là rừng ngập mặn ven biển. Năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh có hệ thống sông rạch đa dạng bao gồm sông Sài Gòn, sông Đồng Nai là nơi có thể khai thác du lịch đường sông; khu du lịch Vườn Cò ở quận 9 có thể khai thác du lịch sinh thái, bổ sung vào sản phẩm du lịch của Thành phố.

2.2.8.3. Tính liên kết với tài nguyên du lịch các tỉnh khác trong khu vực

Các tỉnh lân cận Thành phố như Vũng Tàu, Đồng Nai đều có những điểm du lịch nổi tiếng có thể bổ sung sản phẩm du lịch cho Thành phố. Từ Tp. Hồ Chí Minh có thể dễ dàng đi các điểm du lịch nổi tiếng tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ bằng đường không, đường bộ (ô tô, tàu hỏa), đường biển như Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Vũng Tàu, Côn Đảo, Phan Thiết Mũi Né, miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long…

Tính đến nay Sở Văn hóa , Thể thao và Du lịch thành phố .Hồ Chí Minh đã ký kết song phương hợp tác phát triển du lịch với 24 tỉnh, thành và ký kết đa phương với 13 tỉnh thành. Ngành Du lịch thường xuyên tổ chức đoàn khảo sát các điểm du lịch mới tại Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bình Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa,

Phú Yên, Bình Đình… Chủ động phối hợp với ngành du lịch tỉnh Đồng Nai, Bình Dương khảo sát tuyến du lịch đường sông Tp. Hồ Chí Minh nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ khách trong và ngoài nước khi đến tham quan Thành phố.

Một số tour, tuyến liên kết du lịch được đánh giá và mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Thuận - Đà Lạt; Tp. Hồ Chí Minh – Tiền Giang – Cần Thơ... luôn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch Tp. Hồ Chí Minh và khách du lịch quốc tế. Đặc biệt là các tour du lịch kết nối giữa Tp. Hồ Chí Minh – Bình Thuận – Lâm Đồng gắn liền với các sự kiện văn hóa, xã hội như: Lễ hội Nghinh ông, Lễ hội Dinh Thầy Thím tại Bình Thuận; Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội Trà tại Lâm Đồng đã đưa vào khai thác có hiệu qủa, hàng năm đã thu hút hàng triệu lượt khách tham gia.

Một phần của tài liệu CacGiaiPhapDayManhPhatTrienDuLichMiceTaitpHoChiMinh (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w