sách thu hút FDI vào các KCN Hải Phòng
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, các khu công nghiệp nằm ngoài khu kinh tế có ưu đãi thấp hơn nên gặp khó khăn trong thu hút đầu tư. Một số chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp năng lực và kinh nghiệm còn hạn chế, chưa quyết liệt trong đầu tư. Đối với các khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế thì quỹ đất thương phẩm còn rất ít. Cùng với đó, việc đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng nhu cầu về đất của các nhà đầu tư thứ cấp.
Theo ông Ijima Isao, Cố vấn đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản Sindô Abê khẳng định mối thiện cảm đặc biệt đối với thành phố Hải Phòng, thành phố Cảng lớn nhất phía Bắc, khu vực phát triển kinh tế năng động của Việt Nam. Ông hy vọng mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước nói chung và thành phố Hải Phòng với Nhật Bản sẽ trở nên sâu sắc hơn nữa.
Theo Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam - TS Vũ Tiến Lộc: Hải Phòng có vị thế cao trong tam giác động lực kinh tế Hà Nội - Hải Phòng
– Quảng Ninh về thu hút đầu tư nước ngoài. Ông Lộc cho rằng, Hải Phòng có tiềm năng lớn để trở thành của ngõ đón các nhà đầu tư Nhật Bản của cả nước.
Theo Ông Tadahito Yamamoto, Chủ tịch và Trưởng đại diện Fuji Xerox: bên cạnh định hướng và chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư chung thì cơ sở hạ tầng tại Hải Phòng cũng đáp ứng yêu cầu của Fuji Xerox với các khu công nghiệp, sân bay, cảng biển và công nhân ngày càng siêng năng.
Theo đánh giá của ông Phạm Văn Mợi, Trưởng ban HEZA, từ năm 2013 đến nay, số dự án và tổng vốn FDI đầu tư vào các KKT, KCN trên địa bàn TP. Hải Phòng đều tăng mạnh, đặc biệt, chất lượng dự án được cải thiện rõ rệt. Thu hút vốn đầu tư FDI đã chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, tập trung thu hút những dự án sử dụng ít năng lượng, thân thiện với môi trường.