0
Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TÂY NINH (Trang 27 -30 )

Lũy kế tính đến cuối năm 2010, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có 206 dự án FDI còn hiệu lực với vốn đăng ký là 970.9 triệu USD14. Trong đó FDI chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp (chiếm khoảng 82% tổng số vốn đăng ký), còn nông nghiệp cũng trên 8%, các ngành khác tỷ trọng không đáng kể.15 (Xem phụ lục 3)

Xét về số dự án, giai đoạn 2005-2008 Tây Ninh thu hút được nhiều dự án nhất (trung bình hơn 25 dự án/năm). Còn xét về vốn đầu tư đăng ký, giai đoạn 2005-2010 đạt cao nhất trong các năm (trung bình mỗi năm thu hút gần 100 triệu USD). Tuy nhiên so với các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là Bình Dương và Đồng Nai thì Tây Ninh đã đi sau một khoảng rất xa về thu hút FDI. Tính đến cùng thời điểm cuối năm 2010, Bình Dương có 2170 dự án với vốn đăng ký là 14.13 tỷ USD, Đồng Nai có 1060 dự án với vốn đăng ký 16.79 tỷ USD.16

14 Tác giả sử dụng số liệu do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Tây Ninh cung cấp, nó chênh lệch với số liệu của Tổng cục Thống kê công bố tại website: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=392&idmid=3&ItemID=11370 (199 dự án và vốn đăng ký 919,2 triệu USD).

15 Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Tây Ninh (2011)

120 100 107,5 97,5104,0 98,9 90,0 80 74,6 60 51,2 43,0 48,7 59,0 40 31,8 27 2727 209,8 5,2 10,6 15 18 20 15 17 1,0 8 10 8 0 199619971998199920002001200220032004200520062007200820092010 Số dự ánVốn đăng ký (Triệu USD)

Hình 9 - Số dự án và vốn đăng ký FDI tỉnh Tây Ninh qua các năm

(Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tây Ninh (2011), Danh mục các dự án FDI tại Tây Ninh )

Xét về quy mô dự án theo vốn đầu tư, tỉnh Tây Ninh có suất đầu tư trên một dự án khá thấp và thấp nhất trong khu vực, đạt khoảng 4.7 triệu USD/dự án, trong khi bình quân khu vực ĐNB là 8.6 triệu USD (không kể BRVT do có các dự án dầu khí), trong đó Bình Dương 6.5 triệu USD, Đồng Nai 15.8 triệu USD và bình quân cả nước là 15.6 triệu USD (kể cả dầu khí).

Bảng 8 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương đến năm 2010 Địa phương Số dự án Vốn đăng ký(Triệu USD) Vốn đầu tư/dự án (triệu USD)

Cả nước 12463 194572.2 15.61 ĐNB 7122 62321.6 8.75 Bình Phước 76 466.7 6.14 Tây Ninh 199 919.2 4.62 Bình Dương 2170 14130.4 6.51 Đồng Nai 1060 16794.1 15.84 TPHCM 3617 30011.2 8.30

(Nguồn: Tổng cục Thống kê (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép phân theo địa phương)

Xét về quy mô dự án theo số lượng LĐ, các dự án FDI ở Tây Ninh chủ yếu gồm các ngành thâm dụng LĐ như may mặc, giày da, dệt nhuộm, chế biến nông sản...Tổng số LĐ làm việc trong khu vực FDI tính đến cuối năm 2010 khoảng 56,800 người. Tính đến năm 2010, mỗi dự án FDI đi vào hoạt động (149 dự án) bình quân sử dụng khoảng 380 LĐ.

Giai đoạn 2006-2010, khu vực FDI đóng góp bình quân 47.6%/năm GTSXCN cho tỉnh. Tỷ trọng này thấp hơn so với bình quân khu vực ĐNB (55.2%), và quá thấp so với Bình Dương (69.5%) và Đồng Nai (80%). Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 79.4% xuất khẩu toàn tỉnh; nhập khẩu chiếm 93.6% toàn tỉnh17. Sản phẩm của các DN FDI chủ yếu là hàng xuất khẩu, hàng gia công tạm nhập tái xuất nên chiếm tỷ trọng khá cao. Bên cạnh đó, mặt hàng nhập khẩu của tỉnh chủ yếu là nguyên, phụ liệu gia công và máy móc thiết bị và phục vụ cho khu vực FDI là chính. Năm 2005, khu vực FDI đóng góp 15.8% trong cơ cấu GDP, sau 5 năm cũng chỉ tăng đến 18.5%. (Xem phụ lục 4)

Bảng 9 - Tỷ trọng đóng góp vào GTSXCN của khu vực FDI

Tỉnh 2006 2007 2008 2009 2010 2006-2010 CẢ NƯỚC 38.4% 39.3% 40.3% 40.7% 41.3% 40.0% ĐNB 53.4% 53.8% 54.9% 56.4% 57.5% 55.2% Bình Phước 11.2% 26.2% 25.1% 28.9% 29.3% 24.1% Tây Ninh 46.4% 49.4% 49.3% 46.8% 46.0% 47.6% Bình Dương 69.7% 70.7% 67.6% 69.4% 70.2% 69.5% Đồng Nai 77.0% 77.2% 78.1% 82.6% 85.0% 80.0% BRVT 75.2% 70.3% 70.4% 68.5% 68.9% 70.7% TP.Hồ Chí Minh 31.8% 33.8% 36.0% 36.7% 37.4% 35.1%

(Nguồn: tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê, 2011)

Với suất đầu tư thấp, sử dụng nhiều LĐ và đóng góp tỷ trọng không lớn GTSXCN, tỷ trọng trong GDP cũng chưa cải thiện đáng kể, cho thấy các dự án FDI ở Tây Ninh có đặc điểm chủ yếu là quy mô nhỏ và thâm dụng LĐ, mà chủ yếu là LĐ phổ thông, giản đơn. Do đó, bên cạnh mặt tích cực là giải quyết việc làm cho bộ phận LĐ phổ thông của tỉnh, các dự án FDI Tây

17 Số liệu trích từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu xác định và giải pháp nâng cao NLCT các sản phẩm công nghiệp tỉnh Tây Ninh khi hội nhập”

Ninh vẫn chưa phản ánh được lợi thế cạnh tranh của một tỉnh bên cạnh TPHCM và các đặc điểm thuận lợi khác. Và nhân tố này vẫn còn là một tiềm năng.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TỈNH TÂY NINH (Trang 27 -30 )

×