Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu dt_21620161758_luan an cua dung 14.5-2016 (Trang 65 - 70)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới

1). Trường hợp ngân hàng Siam (SCB)– Thái Lan

Ngân hàng Siam của Thái Lan đƣợc thành lập năm 1906 là một trong những ngân hàng lớn và lâu đời nhất ở Thái Lan đã bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, đặt nó bên bờ vực phá sản. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Siam đã có khối lƣợng lớn nợ xấu (các khoản vay không thể thu hồi khoảng 66.4 tỷ bạt, chiếm 11.7% các khoản nợ quá hạn) và thua lỗ do tỷ giá hối đoái. Trong thời gian đó, giá trị mỗi cổ phiếu của Siam chỉ đƣợc 8.6 bath Thái trên thị trƣờng chứng khoán Thái Lan, thấp hơn giá trị vốn hóa. Điểm yếu của Siam dẫn đến bị chao đảo trong cuộc khủng hoảng là do nó chỉ có một nhóm khách hàng lớn, chất lƣợng quản lý rủi ro thấp, đầu tƣ vào sản phẩm không cốt lõi, thƣơng hiệu không đƣợc ƣu chuộng, là ngân hàng bảo thủ, việc quản lý nhân viên dựa trên các cấp phụ trách.

Trong nỗ lực liên tục để duy trì kinh doanh, Siam cũng đã phát triển cơ cấu tổ chức liên quan đến kinh doanh trong suốt thời gian khủng hoảng kinh tế và thị trƣờng cạnh tranh cao nhƣ thể hiện trong sơ đồ (Phụ lục2). Ngân hàng đã bắt đầu thiết kế lại tổ chức vào năm 2001 bằng cách thay đổi từ cơ cấu phòng ban để tái cấu trúc tập đoàn. Năm 2010, do những bất ổn kinh tế Thái Lan, ngân hàng thiết kế lại tổ chức của mình một lần nữa bằng cách đƣa ra ba tuyến kinh doanh chủ yếu. Đầu tiên, chiến lƣợc kinh doanh mũi nhọn bao gồm 4 nhóm để mở rộng cơ sở khách

54

hàng, sản phẩm, thị phần, xây dựng quan hệ khách hàng. Tuyến thứ hai là tuyến kinh doanh chuyên biệt bao gồm 5 công ty con. Các sản phẩm dịch vụ của công ty nàykhác biệt với loại hình kinh doanh chính của Siam và các ngân hàng nƣớc ngoài tại Thái Lan. Năm công ty con cung cấp sản phẩm dịch vụ nhƣ cho thuê tài chính, bảo đảm, bảo hiểm, đầu tƣ, chứng khoán. Tuyến kinh doanh thứ 3 có tính chất phòng thủ gồm chín nhóm là IT, pháp lý, hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhân sự, truyền thông dựa trên chiến lƣợc đã xác định. Bên cạnh đó, những ngƣời chủ ngân hàng đã xóa bỏ tƣ duy ông chủ, độc quyền trong quản lý, tôn trọng các cam kết, giữ chữ tín trong kinh doanh, thay đổi tƣ duy trong quan hệ với ngƣời lao động khiến ngƣời lao động làm việc một cách trung thành, cam kết đảm bảo chất lƣợng công việc. Điều này ngân hàng ở Việt Nam còn hạn chế khi mà nhiều ngân hàng ngoài quốc doanh đƣợc tổ chức và quản lý với nhiều ngƣời có quan hệ gia đình nên khi quy mô ngân hàng lớn lên, phạm vi hoạt động rộng hơn, khả năng sẵn có trong gia đình về vốn, kỹ năng quản trị không thể đáp ứng; lãnh đạo rất ít kết nối với nhân viên trong các hoạt động mà việc quản lý nhân viên chỉ dựa trên các cấp phụ trách nên mức độ trung thành của nhân viên chƣa cao.

Nhƣ vậy, mấu chốt để vƣợt qua khủng hoảng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình chính là ngân hàng Siam đã thay đổi cơ cấu tổ chức và chiến lƣợc phù hợp với thị trƣờng và điều quan trọng là thay đổi trong tƣ duy của ngƣời lãnh đạo khi mà ngân hàng này đã từng bảo thủ, không chịu thay đổi trong suốt gần 100 năm phát triển. Tính đến 2010, ngân hàng Siam có hơn 1.000 chi nhánh và hơn 8.000 máy ATM. (Boriboon Pinprayong and Sununta Siengthai) [88].

2).Trường hợp của ngân hàng Bangkok-Thái Lan

Ngân hàng Bangkok đƣợc thành lập vào năm 1944, là ngân hàng thƣơng mại lớn nhất ở Thái Lan, một trong những ngân hàng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Bangkok bank có 17 triệu tài khoản gồm cả doanh nghiệp và khách hàng bán lẻ, 230 trung tâm kinh doanh và hơn 1.200 chi nhánh. Nhƣ vậy, cứ khoảng 4 ngƣời Thái thì có 1 ngƣời mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng Bangkok.

Mặc dù ngân hàng này có mạng lƣới chi nhánh hoạt động rộng nhƣng Ngân hàng Bangkok vẫn tiếp tục phát triển các chi nhánh nhỏ cùng với phát triển mạng lƣới tự phục vụ gồm máy ATM, máy gửi tiền, ngân hàng điện thoại, ngân hàng trên mạng internet để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân trên khắp đất nƣớc. Bên cạnh đó ngân hàng tăng giờ làm việc lên cả tuần để phục vụ các đối tƣợng khách hàng đến giao dịch. Kết quả của việc mở rộng mạng lƣới và gia tăng thời gian phục vụ, các chi nhánh nhỏ đã mang lại thành công với doanh thu tăng gấp 7 lần và tăng thêm 60% khách hàng so với ban đầu. Các trung tâm kinh doanh mới và các chi nhánh phục vụ tiêu dùng là một phần trong chiến lƣợc của ngân hàng này nhằm tiếp cận khách hàng bằng các dịch vụ hấp dẫn cho mỗi mảng khách hàng chính (doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các vùng trọng điểm, khách hàng cá nhân ở đô thị, các đối tƣợng học sinh, sinh viên).

Thành công của ngân hàng Bangkok chính là nhờ việc mở rộng mạng lƣới chi nhánh phục vụ từng nhóm khách hàng riêng biệt, tăng thời gian làm việc lên cả tuần để tăng thu nhập dịch vụ. Các ngân hàng cổ phần Việt Nam mặc dù đã cố gắng tăng thời gian giao dịch nhƣng cũng chỉ làm nửa ngày thứ bảy nên không tận dụng đƣợc tối đa lƣợng khách hàng có nhu cầu giao dịch vào cuối tuần để có thể tăng thu nhập từ dịch vụ.

3) Trường hợp của Ngân hàng Union- Philippine

Unionbank là một trong những ngân hàng bán lẻ lớn nhất ở Philippine và là một trong 25 ngân hàng nổi tiếng nhất trên thế giới, đƣợc thành lập năm 1981. Unionbank có danh tiếng hàng đầu trong dịch vụ quản lý tiền mặt bằng cách áp dụng công nghệ đổi mới và sáng tạo. Xác định đổi mới rất quan trọng cho sự thành công trong đó công nghệ đƣợc ƣu tiên hàng đầu và nó đã thay đổi chiến lƣợc kinh doanh năm 2003.

Thành công của Unionbank Philippine trong lĩnh vực bán lẻ đƣợc ghi nhận từ việc chuyển đổi đầy ấn tƣợng và thành công với hai sản phẩm truyền thống (nhận tiền gửi và cho vay) sang công ty dịch vụ tài chính đa sản phẩm và sử dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Ban đầu ngân hàng này tập

56

trung vào việc mở rộng thông qua sự tăng trƣởng có hệ thống và chiến lƣợc nhãn hiệu, tập trung vào việc thu hút và giữ khách hàng, xây dựng mạng lƣới liên kết. Khi có Internet, nhiều ngân hàng không quan tâm đến lĩnh vực này vì cho rằng mức độ truy cập Internet ở Philippine quá thấp nhƣng Unionbank Philippine thì không. Ngoài việc đi đầu khai thác dịch vụ ngân hàng trên Internet, ngân hàng Union Philipine còn khai thác dịch vụ ngân hàng điện tử khác nhƣ: Thanh toán và giao nộp hóa đơn điện tử, cho phép ngƣời mua và ngƣời bán đặt lệnh, gửi hóa đơn và thanh toán thông qua trang web của Unionbank.

Thành công khác của Unionbank Philippine đó là thay đổi chiến lƣợc Marketing cổ điển không theo chu kỳ, sang chiến lƣợc Marketing theo các sản phẩm đƣa ra thị trƣờng, đầu tƣ vào việc xây dựng ngân hàng và gia tăng chất lƣợng phục vụ khách hàng (Hồ Tuấn Vũ) [85].

4) Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Singapore

Ngân hàng Standard Chartered có một lịch sử 155 năm ở Singapore, mở chi nhánh đầu tiên tại đây vào năm 1859, là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại châu Á với bƣớc phát triển về sản phẩm và dịch vụ khách hàng, dịch vụ khách hàng đạt trên 56% trong tổng thu nhập của ngân hàng này. Hiện nay Ngân hàng Standard Chartered Singapore đã phát triển kinh doanh đa lĩnh vực và ngân hàng mẹ (trụ sở tại Vƣơng quốc Anh) đã có các chi nhánh ở 71 quốc gia.

Trong dịch vụ đầu tƣ, Ngân hàng Standard Chartered Singapore trở thành đơn vị đi đầu trong việc phân bổ vốn đầu tƣ cho bên thứ ba, giúp ngân hàng có khả năng thành lập những liên minh hùng mạnh để cung cấp các sản phẩm mới. Đồng thời cùng với việc chuyển khối kinh doanh khách hàng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ cho công ty con quản lý giúp mang lại cho ngân hàng này những lợi ích về thị phần so với ngân hàng cùng quy mô. Ngân hàng đã đƣa đến khách hàng những chuyên gia địa phƣơng với sự am hiểu toàn cầu, cung cấp đầy đủ các dịch vụ quản lý tài sản cho những khách hàng giàu có. Ngoài thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ với khả năng liên kết với bên thứ ba, ngân hàng này còn biết khai thác sự phát triển của công nghệ trong triển khai dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Theo

thống kê đến nay 60% giao dịch của ngân hàng này đều đƣợc thực hiện thông qua kênh tự động.

Nhƣ vậy một trong những chìa khóa kinh doanh có hiệu quả của ngân hàng này đó là liên minh đƣợc với những đối tác hùng mạnh để cung cấp sản phẩm mới, thành lập công ty con chuyên về hoạt động bán lẻ để nâng cao sự chuyên môn hóa và sự chuyên nghiệp đồng thời đầu tƣ lớn về công nghệ. Các ngân hàng cổ phần Việt Nam còn chƣa chú trọng và yếu kém trong việc liên minh với đối tác để cung cấp sản phẩm. Hoạt động bán lẻ ngày càng mở rộng nhƣng chƣa chuyên môn hóa.

5) Trường hợp của Citibank tại Nhật Bản

Citibank Japan Ltd ("CJL" hoặc "Citibank Japan") là một công ty con thuộc sở hữu gián tiếp 100 % của Citigroup Inc ("Citigroup" hoặc "Citi", với 200 năm kinh nghiệm, kết nối hơn 1.000 thành phố, 160 quốc gia và hàng triệu ngƣời dân), đƣợc thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 2007, với tiền thân là Tổng Công ty Ngân hàng Quốc tế, đặt văn phòng chi nhánh tại Yokohama năm 1902. Hiện nay, Citibank Japan có một lịch sử phát triển hơn 110 năm tại Nhật Bản.

Hệ thống ngân hàng của Nhật Bản đƣợc đánh giá là bảo thủ, cồng kềnh và lệ thuộc nhiều vào chính trị nên nó tạo nên môi trƣờng hết sức khó khăn cho ngân hàng nội địa và không hoàn toàn thân thiện với ngân hàng và công ty tài chính ở nƣớc ngoài. Citibank có cách tiếp cận riêng để phát triển tốt dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Nhật Bản bằng những chiến lƣợc tiếp thị năng nổ kết hợp với tiềm lực tài chính vững mạnh và có một chút may mắn nên đã mang thành công trong lợi nhuận và khách hàng tại thị trƣờng này. Citibank đã thúc giục Nhật Bản cho phép kết nối mạng lƣới tài chính của Nhật bản với hệ thống máy ATM của ngân hàng thƣơng mại nƣớc này. Tuy nhiên đề nghị này đã bị Chính phủ Nhật Bản từ chối nhƣng nhƣ một hình thức an ủi, họ đã cho phép những ngƣời ngoài cuộc đƣợc kết nối với hệ thống ATM của ngân hàng Tiết kiệm Bƣu điện cũ của Chính phủ. Citibank đã không bỏ lỡ cơ hội để quan hệ và khai thác các đối tƣợng khách hàng này trong khi ngân hàng nội địa không thể với tới do ngân hàng tiết kiệm bƣu điện không còn kết nối với mạng lƣới ATM nữa. Kết quả là trong vòng thời gian ngắn, số lƣợng khách

58

hàng cá nhân quan hệ với Citibank tăng lên nhanh chóng. Một chiến lƣợc khác đƣợc coi là thành công tiếp theo của Citibank trên thị trƣờng bán lẻ Nhật Bản đó là họ đã rất khôn ngoan xây dựng chiến lƣợc kinh doanh tập trung vào hơn 15 triệu hộ gia đình có thu nhập cao tại đất nƣớc này. Để thực hiện mục tiêu, Citibank sắp xếp lại các chi nhánh của mình tại Tokyo theo hƣớng giảm số chi nhánh để giảm chi phí nhƣng đồng thời nâng cao chất lƣợng để phục vụ tốt nhất các đối tƣợng khách hàng theo chiến lƣợc đề ra (Hồ Tuấn Vũ) [85].

Nhƣ vậy, ngoài những chiến lƣợc kinh doanh khôn ngoan, Citibank nói riêng và hệ thống ngân hàng Nhật Bản nói chung có đặc trƣng chính trị khá rõ ràng, vì vậy trong mối quan hệ với các ngân hàng nƣớc ngoài sau này, các ngân hàng Việt Nam không thể bỏ qua yếu tố chính trị để có phƣơng án phù hợp với chính sách đối ngoại của từng chính phủ khác nhau.

Một phần của tài liệu dt_21620161758_luan an cua dung 14.5-2016 (Trang 65 - 70)