Bài học cho ngân hàng TMCP Việt Nam

Một phần của tài liệu dt_21620161758_luan an cua dung 14.5-2016 (Trang 70 - 74)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.3.2. Bài học cho ngân hàng TMCP Việt Nam

Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á, Nhật Bản trong phát triển dịch vụ ngân hàng, chúng ta có thể rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho ngân hàng hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng Việt Nam nói riêng, đó là ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì nên giữ năm yếu tố then chốt:

Thứ nhất là chính sách và chiến lược kinh doanh rõ ràng để thực thi tái cấu trúc tổ chức được hiệu quả.

Ngân hàng thƣơng mại cần phải nghiên cứu thị trƣờng, xác định đƣợc khả năng thực lực và mục tiêu phát triển của mình để xây dựng chiến lƣợc phát triển phù hợp. Chiến lƣợc phát triển tổng thể đƣợc xây dựng trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp, chiến lƣợc khách hàng, chiến lƣợc phát triển sản phẩm và hệ thống mạng lƣới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Hiện nhiều ngân hàng lớn, nhỏ trong nƣớc lập chi nhánh khắp nơi kể cả những khu vực ít có tiềm năng về huy động vốn để cạnh tranh lẫn nhau, chi phí hoạt động cao dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Vì vậy muốn phát triển đƣợc dịch vụ ngân hàng cần có hệ thống mạng lƣới chi nhánh phù hợp theo chiến lƣợc tổng thể.

Tuy nhiên việc phát triển mạng lƣới phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lƣợc phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trƣờng.

Thứ hai là các cấp quản lý phải tham gia cam kết đầy đủ trong quá trình tái cấu trúc.

Thứ ba, các kế hoạch tái cấu trúc phải phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh.

Thứ tư, nhân viên phải có sự cam kết đảm bảo chất lượng hoạt động, trung thành cao và cùng tham gia vào tái cấu trúc.

Thứ năm, nâng cao thu nhập từ dịch vụ (các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng)

Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng cung ứng cho cá nhân và doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự tiện ích trong quá trình phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trƣờng. Các sản phẩm này cũng là nguồn thu an toàn và ổn định cho các ngân hàng thƣơng mại đặc biệt là một ngân hàng đang hƣớng tới là ngân hàng bán lẻ số một của Việt Nam nhƣ Techcombank. Mặc dù vậy, tỷ trọng thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ của Techcombank cũng nhƣ của NHTM Việt Nam còn khá thấp so với hệ thống các NHTM của các nƣớc khác. .

Để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng trên thị trƣờng, theo kinh nghiệm của các ngân hàng nƣớc ngoài, yếu tố công nghệ có thể giúp giảm 76% chi phí hoạt động của ngân hàng do vậy mà các ngân hàng cũng hết sức chú trọng việc đầu tƣ công nghệ. Mấu chốt thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng là nền tảng khách hàng lớn, sự phong phú về sản phẩm dịch vụ và phát triển trên một không gian rộng lớn nên phải tận dụng công nghệ. Trong khi các NHTM trong nƣớc cạnh tranh khốc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất thì các ngân hàng nƣớc ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trƣờng ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế và tài trợ chuỗi cung ứng, dịch vụ lƣu ký chứng khoán. Nếu ngân hàng chúng ta vẫn tiếp tục dựa trên các hoạt động ngân hàng truyền thống (huy động vốn và cho vay) thì khó có thể thành công trong phát triển dịch vụ ngân hàng đƣợc.

60

dựng chiến lƣợc Marketing phù hợp nhằm gây dựng hình ảnh và thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng. Chiến lƣợc Marketing có thể đƣợc thực hiện theo định kỳ hoặc theo từng sản phẩm. Ngoài ra sự minh bạch trong các cấp thẩm quyền giúp cho hoạt động của các ngân hàng nƣớc ngoài đơn giản và nhanh hơn. Tất cả mọi ngƣời trong hệ thống đều biết với khoản vay này của doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những bƣớc gì, cần bao nhiêu thời gian để trả lời cho khách hàng. Điều này ở các ngân hàng trong nƣớc thực sự còn yếu kém (Hồ Tuấn Vũ) [85].

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Luận án đã xây dựng đƣợc cơ sở lý luận phục vụ việc nghiên cứu của luận án. Cụ thể là:

- Đã đƣa ra quan niệm mới về hiệu quả kinh doanh của NHTM trong điều kiện toàn cầu hóa và phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Theo đó, tác giả đã chỉ ra hiệu quả kinh doanh của NHTMCP trong điều kiện Việt Nam là hiệu quả tổng hợp đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện hiệu quả của bản thân ngân hàng và hiệu quả của ngân hàng đóng góp cho nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả ở đây đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố quan trọng là hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Khi phân tích bản chất của mối quan hệ này, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ tƣơng tác của hiệu qủa kinh tế và hiệu qủa xã hội, khẳng định hiệu qủa kinh tế giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Về mặt lý thuyết khi đã có hiệu quả kinh tế thì có hiệu qủa xã hội (một khi có quan niệm đúng về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu qủa xã hội).

- Tác giả luận án đã đề xuất các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu qủa kinh doanh của NHTMCP theo tƣ duy và quan điểm mới (gồm thực trạng nền kinh tế, sự gia tăng cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, gia tăng chi phí vốn, cách mạng trong công nghệ, môi trƣờng chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, quy mô vốn, nguồn nhân lực, quản trị….).

- Đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM với 2 nhóm chỉ tiêu (gồm nhóm chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh doanh của NHTM nhƣ tỷ suất

sinh lời, năng suất lao động, đóng góp cho nền kinh tế và nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân của hiệu quả kinh doanh của NHTM nhƣ nợ xấu, an toàn vốn, thanh khoản…. ) .

Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh hiệu quả và chúng hỗ trợ lẫn nhau cùng phản ánh đầy đủ, toàn diện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta. Sau khi thử phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng TMCP kỹ thƣơng Việt Nam, tác giả thấy bộ chỉ tiêu mà tác giả đề xuất có tính khả thi (tính đƣợc) và có giá trị thực sự cho việc các ngân hàng thƣơng mại tự đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình cũng nhƣ để các cơ quan quản lý nhà nƣớc hữu trách đánh giá hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta.

62

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

KỸ THƢƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2014

Trên cơ sở bộ chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của NHTMCP và các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh của NHTMCP, tác giả tiến hành đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Kỹ thƣơng Việt Nam với các nội dung sau đây:

Một phần của tài liệu dt_21620161758_luan an cua dung 14.5-2016 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(200 trang)
w