Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình XHTD cá nhân

Một phần của tài liệu file_goc_770495 (Trang 47 - 49)

Các mô hình XHTD cá nhân thông thường được chia thành hai nhóm chỉ tiêu đánh giá đó là nhóm chỉ tiêu về nhân thân người vay và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ/quan hệ với ngân hàng. Trong đó nhóm nhân thân người vay thường có tỷ trọng khoảng 40%, mô tả các tiêu chí đánh giá về nhân thân người vay như tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập…Và nhóm khả năng trả nợ/quan hệ ngân hàng thường có tỷ trọng khoảng 60%, mô tả các tiêu chí đánh giá về khả năng tài chính và uy tín trả nợ như tình hình trả nợ gốc và lãi, tỷ trọng mức trả nợ trên tổng thu nhập, các dịch vụ NH đang sử dụng…

Các mức điểm đánh giá thông thường được chia theo năm mức đánh giá đó là 0; 25; 50; 75 và 100 điểm. Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá thường

được sắp xếp theo tính chất quan trọng của chỉ tiêu đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay cao hay thấp thì chiếm tỷ trọng cao hay thấp tương ứng trong nhóm chỉ tiêu đó.

Trong số các mô hình trên, chỉ có mô hình XHTD cá nhân của BIDV là đánh giá khách hàng thông qua việc kết hợp mức điểm XHTD của người vay với TSĐB cho khoản vay đó, tuy nhiên mức kết hợp đánh giá này quá xem trọng trị giá TSĐB của khoản vay hơn là bản chất khách hàng đó có khả trả nợ tốt hay không, do vậy nên cần có một sự kết hợp đánh giá khách hàng vay thông qua XHTD của khoản vay đó với tình hình trả nợ của khách hàng, có như vậy thì việc đánh giá/chấm điểm khách hàng sẽ hợp lý và chính xác hơn.

Một phần của tài liệu file_goc_770495 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w