* Tình hình huy động vốn.
Trải qua nhiều lần tăng vốn điều lệ (vào khoảng 14 lần), tính đến thời điểm cuối năm 2009, số vốn điều lệ của ABBank vào khoảng 3.482.512 triệu đồng.
Bảng 1.4 Vốn điều lệ của ABBank qua từng thời kỳ
(Triệu đồng) Được NHNN chấp thuận theo Ngày ban hành 1.200 Quyết định số 102/QĐ-NHNN5 21/03/1998 5.000 Quyết định số 986/NHTP.2001 12/10/2001 26.804 Quyết định số 494/NHTP.2003 05/05/2003 35.104 Quyết định số 1338/NHNN-HCM02 26/12/2003
71.544 Quyết định số 967/NHNN-HCM02 22/06/2004 165.000 Quyết định số 1513/NHNN-HCM02 13/07/2005 500.000 Quyết định số 677/NHNN-HCM02 02/6/2006 990.000 Quyết định số 1254/NHNN-HCM02 15/09/2006 1.131.951 Quyết định số 1517/NHNN-HCM02 06/11/2006 2.300.000 Quyết định số 863/NHNN-HCM02 13/06/2007 2.705.882 Quyết định số 875/NHNN-HCM02 2/6/2008 3.482.512 Quyết định số 885/NHNN-HCM02 15/3/2009
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2009)
Với lần tăng vốn điều lệ lên 3.482.512 triệu đồng vào quý I năm 2009, ABBank đã phát hành 63.237.448 cổ phần tương đương 20% vốn điều lệ cho cổ đông chiến lược nước ngoài Maybank.
Trên cơ sở các quan hệ đã được thiết lập với các cổ đông chiến lược (EVN, PVFC, GELEX-IMCO) và các công ty thành viên của họ là các đơn vị có nguồn tiền thanh toán và tiền gửi lớn, kết quả huy động vốn từ các doanh nghiệp đạt tỷ trọng cao, tăng 851% từ 141,678 tỉ đồng lên 1.369,356 tỉ đồng chiếm 72,52% tổng huy động của ngân hàng (năm 2006), năm 2007 đạt 5.501 tỉ tăng 323%
Huy động tiết kiệm từ các hộ dân cư tăng 382% từ 4,106 tỉ đồng lên 197,994 tỉ đồng chiếm 10,74% tổng huy động của toàn ngân hàng (năm 2006), năm 2007 đạt 1.480 tỉ tăng 478%
Tình hình sử dụng vốn.
mục tiêu chiến lược là tích cực mở rộng hoạt động tín dụng trên nguyên tắc “đảm bảo an toàn và hiệu quả” nhằm đảm bảo khả năng sinh lời và khả năng thanh khoản cho đồng vốn, chủ động tìm kiếm khách hàng, doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau từ lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ tới những lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng trong đó chú trọng phát triển những khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ bảo lãnh, xuất nhập khẩu (đem lại nguồn thu cho ngân hàng). Đồng thời, để đáp ứng linh hoạt nhu cầu vốn của khách hàng, ABBANK tiếp tục duy trì và hoàn thiện các sản phẩm hiện có, và phát triển các sản phẩm mới.
Doanh số cho vay qua các năm
Trong các năm từ 2006 đến năm 2009, hoạt động tín dụng của Ngân hàng An Bình đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ. Từ mức 673 tỷ đồng được giải ngân trong năm 2006, doanh số cho vay của ABBANK đã tăng lên mức 1.874 tỷ đồng năm 2007 (tăng 178,6% so với năm 2006), và đạt mức 11,363 tỷ đồng năm 2008 (tăng tới 506,4% so với năm 2007). Kết quả này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Doanh số cho vay Ngân hàng An Bình năm 2006 – 2009
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Năm Năm 2007 Năm Năm 2008 so Năm Năm 2009 so
Chỉ tiêu so với năm với năm với năm
2006 2007 2008 2009 2006 (%) 2007 (%) 2008 (%) - Ngắn hạn 425 1.153 171,2 5.932 414,4 5.619 (5,3) - Trung hạn 226 611 170,5 2.921 337,8 2.356 (19,3) - Dài hạn 22 109 408,0 2.510 2.195,5 2.860 13,9 Tổng cộng: 673 1.874 178,6 11.363 506,4 18.835 (65.76)
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP An Bình năm 2006 - 2009) Những kết quả đáng ghi nhận như vậy một mặt là do hướng đi đúng đắn của Ban lãnh đạo Ngân hàng trong điều kiện thị trường tài chính có những bước phát triển mới. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 -2009 , hoạt động tín dụng của ABBANK lại có xu hướng chững lại và có phần sụt giảm. Nguyên nhân trực tiếp
của hiện tượng này là do những ảnh hưởng bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào nửa cuối năm 2008. Đây cũng có thể coi là biện pháp cần thiết của Ban lãnh đạo Ngân hàng nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải trong điều kiện nền kinh tế đang rơi vào suy thoái, bởi đây là thời điểm mà nguy cơ phát sinh nợ xấu là rất cao.
Tình hình dư nợ của ABBANK qua các năm
Dư nợ của ABBANK những năm qua cũng đã có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, cơ cấu dư nợ cũng có những chuyển biến tích cực, phản ánh đúng thực tế phát triển của Ngân hàng. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Ngân hàng đã có xu hướng được cải thiện, tuy nhiên còn chưa ổn định, bước sang năm 2008 - 2009, do những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, mặt trái của tình trạng tăng trưởng dư nợ “nóng” trong những năm trước đó đã bắt đầu bộc lộ tại hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung, ABBANK nói riêng. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng An Bình đã tăng lên đột biến, từ mức 1,5% của năm 2007 đã tăng lên tới mức 4,2% thời điểm cuối năm 2008, đến năm 2009 là 3,5 %. Có thể nói, tỷ lệ nợ xấu tăng đột biến trong năm 2008 có nguyên nhân chủ yếu từ những biến động kinh tế vĩ mô mang tính khách quan.
Bảng 2.6: Tổng dư nợ và cơ cấu giá trị dư nợ cho vay của ABBANK
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu Số Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
trọng Số dư trọng Số dư trọng Số dư trọng dư (%) (%) (%) (%) Tổng dư nợ 406 100 1.131 100 6.858 100 6.539 100 Trong đó: nợ 11 2,9 30 1,5, 103 4,2 275 3,5 xấu Theo thành phần kinh tế DN Nhà nước 16 3,9 2 0,2 332 4,8 340 5,2
DN khác 387 95,3 776 68,6 3.879 56,6 3.477 53,2
Cho cá nhân 3 0,7 353 31,2 2.647 38,6 2.722 41,6
Theo thời gian
Ngắn hạn 257 63,2 696 61,5 3.580 52,2 3.391 51,9
Trung hạn 136 33,6 369 32,6 1.763 25,7 1.422 21,7
Dài hạn 13 3,2 66 5,8 1.515 22,1 1.726 26,4
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP An Bình năm 2006 - 2009) Kết quả là, cùng với hàng loạt các sản phẩm tín dụng bán lẻ như cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay tiêu dùng... với lãi suất hấp dẫn, điều kiện cho vay linh hoạt và một chiến lược marketing được tổ chức bài bản, dư nợ cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân của ABBANK đã có những bước tăng trưởng hết sức ấn tượng. Từ mức dư nợ cho vay hết sức khiêm tốn gần 3 tỷ đồng năm 2006 (chiếm 0,7% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống), dư nợ cho vay cá nhân của ABBANK đã tăng lên mức 2.722 tỷ đồng năm 2009 (chiếm tới 41,6% tổng dư nợ).
Tỷ đồng 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 0 6,858 6,539 1,131 406 2006 2007 2008 2009 Hình 2.3: Tình hình dư nợ qua các năm 2006 – 2009
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2006 - 2009) Qua những kết quả hoạt động trên, có thể thấy rằng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP An Bình đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm
qua. Vị thế của ABBANK ngày một được khẳng định và củng cố trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là khả năng cạnh tranh với các ngân hàng mới trong giai đoạn chuyển đổi từ mô hình ngân hàng thương mại nông thôn sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần đô thị hay các ngân hàng mới thành lập.
Dịch vụ bảo lãnh:
Xác định đây là một loại hình dịch vụ có độ rủi ro tương đối thấp so với nghiệp vụ tín dụng, trong khi lợi ích thu được lại rất cao. Do vậy, trong những năm qua Ngân hàng luôn khuyến khích phát triển loại hình dịch vụ này.
Triệu đồng 7,000 6,000 5,000 4,000 3,000 2,000 1,000 0 6,858 6,539 879 238 2006 2007 2008 2009
Hình 2.4: Tình hình thu phí bảo lãnh qua các năm 2006 – 2009
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2006 - 2009) Biểu đồ hình 2.4 cho thấy, doanh thu từ dịch vụ phát hành bảo lãnh các loại của Ngân hàng An Bình đã có mức tăng trưởng đáng kể trong những năm qua. Với tính chất của một loại hình dịch vụ có độ rủi ro tương đối thấp (so với hoạt động tín dụng), nếu được Ngân hàng chú trọng phát triển bằng những chính sách phù hợp. Nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh hứa hẹn sẽ đóng góp một phần quan trọng vào lợi nhuận của ABBANK trong thời gian tới.
Số dư bảo lãnh các loại trên toàn hệ thống Ngân hàng TMCP An Bình các năm qua đều tăng trưởng ở mức ba con số, tính đến hết ngày 31/12/2009 đạt mức trên 880 tỷ đồng, tăng 643 tỷ đồng, tương đương 271,3 % so với năm 2008.
Bảng 2.7: Giá trị và cơ cấu dư bảo lãnh của ABBANK năm 2007 - 2009
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chỉ tiêu Số dư Số dư Tăng trưởng Số dư Tỷ trọng
(%) (%)
Tổng dư bảo lãnh 29 237 717,2 880 271,3
(Nguồn: Báo cáo của Ban Kiểm soát về tình hình hoạt động tài chính Ngân hàng TMCP An Bình năm 2007 - 2009) Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ:
Đây là một trong những dịch vụ mà Ngân hàng TMCP An Bình mới triển khai mạnh trong một vài năm trở lại đây. Hiện tại, ABBANK đang triển khai các loại hình thu đổi ngoại tệ để có thể huy động tối đa nguồn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của khách hàng. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ ngày càng đóng vai trò quan trọng, ngoài lợi nhuận đem lại từ việc kinh doanh ngoại tệ thông qua chênh lệch tỷ giá thì hoạt động này còn góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế phát triển bằng việc bảo đảm cung cấp nguồn ngoại tệ đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng.
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ABBANK
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2006 2007 2008 2009 07/06 08/07 09/08
Doanh số mua vào 11 1.794 24.190 366 16.209,1 1.248,4 188,6 Doanh số bán ra 204 2.039 26.705 380 899,5 1.209,7 180,0 Lãi ròng 193 245 2.515 (4.950) 26,9 926,5 (296,8)
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng An Bình năm 2006 - 2009) Doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ của ABBANK đều tăng với tốc độ từ
ba tới bốn con số trong những năm qua. Kết quả này có được là do ngân hàng An Bình đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, do vậy yêu cầu bắt buộc đặt ra là Ngân hàng phải xây dựng bộ phận kinh doanh ngoại tệ để chủ động đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, những số liệu trên cũng chỉ ra rằng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ABBANK vẫn còn bộc lộ những nguy cơ tiềm ẩn.
a)Dịch vụ thanh toán quốc tế:
Xác định thanh toán quốc tế cũng là một loại hình dịch vụ gia tăng sẽ mang lại nguồn thu đáng kể, nên mặc dù xuất hiện khá muộn trên thị trường, với những khó khăn về cơ sở vật chất và nhân sự, nhưng Ban lãnh đạo Ngân hàng cũng rất quyết tâm phát triển. Sau hơn một năm thực hiện, doanh số đã có sự tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt, hình thức thanh toán L/C đã có mức tăng trưởng rất mạnh, doanh số phát hành L/C của Ngân hàng năm 2009 đã đạt con số 212 triệu USD, gấp gần 5 lần năm 2008. Trong năm 2009, hoạt động thanh toán quốc tế đã đem lại nguồn thu (phí thanh toán quốc tế) ròng đạt hơn 154, tỷ đồng, trong đó phí phát hành L/C các loại đạt gần 13,7 tỷ đồng, phí chuyển tiền quốc tế (TTR) đạt gần 1,8 tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng (Theo số liệu của Trung tâm Thanh toán Quốc tế - Ngân hàng An Bình cung cấp).
300 267 250 212 U S D 200 150 T ri ệu 100 67 55 45 50 22 0 Năm 2008 Năm 2009
Chuyển tiền Thanh toán L/C Tổng doanh số TTQT Hình 2.5: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại ABBANK
(Nguồn: Trung tâm Thanh toán Quốc tế Ngân hàng An Bình) Với định hướng chiến lược mà Ban lãnh đạo Ngân hàng đã và đang lựa chọn là ưu tiên phát triển những khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, thường xuyên sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế, có thể khẳng định, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế của ABBANK sẽ còn tăng cao trong thời gian tới, cùng với đó, nguồn thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế cũng sẽ đóng góp một phần lợi nhuận quan trọng cho Ngân hàng.
b)Dịch vụ thanh toán thẻ:
Thẻ thanh toán là loại hình dịch vụ hiện đại, mới phát triển trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhận thấy nhu cầu ngày một tăng của thị trường, trong chiến lược đa dạng hóa loại hình dịch vụ, ABBANK đang đầu tư một nguồn lực thích đáng để phát triển sản phẩm thẻ và các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm.
ngày 17 tháng 01 năm 2008 ABBANK đã chính thức tổ chức lễ ra mắt thẻ thanh toán - YOUcard nhằm giới thiệu tới khách hàng những tính năng và sự thuận lợi của loại thẻ thông minh này. ABBANK đã tích hợp rất nhiều tính năng nổi trội cho sản phẩm thẻ YOUcard của mình. YOUcard là loại thẻ đầu tiên trên thị trường thẻ Việt Nam đã kết nối thành công với 03 mạng thanh toán lớn tại Việt Nam là Mạng BanknetVN, SmartLink và Paynet, cho phép khách hàng được sử dụng thẻ tại các ATM của những Ngân hàng như: Vietcombank, Incombank, BIDV (Ngân hàng đầu tư & Phát triển VN), Ngân hàng NNo & PT Nông thôn (VBARD), Techcombank, VP Bank; VIB Bank và ABBANK … với mạng lưới chấp nhận thẻ rộng khắp là trên case 5.000 ATM và gần 10.000 điểm mua hàng trên toàn quốc.
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hệ thống thẻ thanh toán YOUcard của Ngân hàng An Bình
Chỉ tiêu 30.06.2008 31.12.2008 30.6.2009
Số lượng thẻ phát hành (chiếc) 7.400 18.460 35.810 Số món giao dịch bình quân/tháng 1.200 2.700 3.300 Số tiền giao dịch bình quân/tháng 745 980 1.020 (ngàn đồng)
Số dư bình quân tiền gửi trên thẻ 500 840 1.100 thanh toán (ngàn đồng)
(Nguồn: Trung tâm thẻ Ngân hàng An Bình) Thẻ thanh toán - YOUcard mặc dù ra đời tương đối muộn nhưng cũng đã tạo được những ấn tượng khá tốt đối với khách hàng: nhận diện bắt mắt, tính năng khá đa dạng và phong phú. Cộng với một chiến dịch quảng bá thương hiệu khá bài bản, thẻ thanh toán YOUcard của ABBANK đã được khách hàng đánh giá cao.