Như đã trình bày ở chương một và chương hai, ta thấy được vai trò quan trọng của vốn CSH đối với NHTM là rất to lớn, nó góp phần làm lành mạnh năng lực tài chính của NHTM theo chuẩn mực quốc tế. Hơn nữa, nó thể hiện sức mạnh
và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường vì nó thể hiện năng lực tài chính vốn có của chính bản thân NHTM. Vì vậy, việc tăng vốn là việc mà abbank phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp để tăng quy mô vốn như sau:
* Tăng vốn từ nguồn nội bộ, từ lợi nhuận để lại: đây là nguồn vốn bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng. Vì nó có ưu điểm là giúp cho ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn và không phải chịu chi phí cao do tìm kiến nguồn lực tài trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận giữ lại phải được xác định hợp lý, vì tỷ lệ này quá thấp do tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ dẫn đến tăng trưởng vốn chậm chạp, có thể làm giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, ngược lại tỷ lệ này quá cao sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông và dẫn đến giảm giá trị thị trường của cổ phiếu ngân hàng.
* Tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu: đây là biện pháp làm tăng sự tự chủ về tài chính của ngân hàng trong tương lai, nhưng chi phí phát hành cao hơn các phương thức khác và pha loãng quyền sở hữu.
* Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu dài hạn: đây là biện pháp hiệu quả để tăng cường năng lực tài chính của ngân hàng đáp ứng yêu cầu trước mắt, về bản
chất đây chỉ là tăng vốn tự có trên danh nghĩa, còn về lâu dài sẽ là một gánh nặng nợ nần, đồng thời chi phí vốn cao sẽ làm suy giảm mức lợi nhuận của ngân hàng.
* Tăng vốn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi: Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi, ngân hàng có những lợi thế như: trái phiếu chuyển đổi có mức lãi suất thấp hơn trái phiếu không có tính chuyển đổi; ngân hàng sẽ tránh được tình trạng tăng số lượng cổ phiếu trên thị trường; thu nhập trên mỗi cổ phần trước đây không bị giảm sút; giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động KD.