8. Kết cấu khóa luận
2.2.2. Xác định nhu cầu của nhân viên tại công ty cổ phần BON
Nhu cầu của nhân viên được xác định qua tổ chức Công đoàn hoặc được tập hợp từ những mong muốn của nhân viên đã phản ánh qua hòm thư nội bộ. Cũng có khi, cấp quản lý xác định được nhu cầu của nhân viên thông
qua việc quan sát, lắng nghe ý kiến trong các buổi trò chuyện tổ chức định kỳ... Một nhân viên có thể có nhiều nhu cầu khác nhau, trong khi nhu cầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo động lực làm việc, vì thế công tác xác định nhu cầu của nhân viên cần chính xác và hiệu quả. Qua một số tài liệu từ phòng Tổng hợp, ta thống kê được bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.3. Thống kê nhu cầu của nhân viên công ty cổ phần BON giai đoạn 2015 - 2017
Nhu cầu Năm
2015 2016 2017
Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ
Lương - thưởng - phúc 12 60 11 30,5 6 12 Công việc 8 40 9 25 5 10 Điều kiện làm việc 10 50 10 27,8 10 20 Quan hệ xã hội 6 30 9 25 8 16 Đào tạo - thăng tiến 8 40 18 50 24 48
(Nguồn:Phòng Tổng hợp)
- Ta có thể thấy, mong muốn của nhân viên tập trung rất cao vào nhóm nhu cầu về lương - thưởng - phúc lợi:
+ Năm 2015: Năm đầu, công ty hoạt động với 20 nhân viên. Công tác xác định nhu cầu cho thấy, 60% nhân viên có nhu cầu về lương - thưởng - phúc lợi (12 người). Không có gì lạ khi mọi người đều quan tâm đến nhu cầu cơ bản nhất của bản thân, tiền lương quyết định mức độ thỏa mãn của nhu cầu sinh lý: các khoản ăn - ở - mặc cần được đảm bảo đầu tiên. Trong số 60% đó, có người cho rằng lương còn quá thấp, người cho rằng chính sách thưởng chưa đủ kích thích, phụ cấp chưa nêu bật được giá trị của nó.
+ Năm 2016: Nhân viên của công ty tăng lên 36 người, tỷ lệ ở nhóm nhu cầu này chiếm 30,5% (11 người).
+ Năm 2017: Nhân viên của công ty đạt 50 người, tỷ lệ ở nhóm nhu cầu này chỉ chiếm 12% (6 người).
- Tỷ lệ nhân viên có nhu cầu về công việc qua các năm như sau: Năm 2015 là 40% (8 người); năm 2016 là 25% (9 người); năm 2017 là 10% (5 người).
Khi xác định nhu cầu ở nhóm này, có nhiều nhân viên cho rằng công việc bố trí chưa phù hợp với chuyên môn và năng lực của họ, người thì cho rằng công việc còn tẻ nhạt, họ chưa được tự chủ trong phần việc của mình.
- Về nhu cầu liên quan đến điều kiện làm việc: Năm 2015 chiếm 50% (10 người); năm 2016 chiếm khoảng 27,8% (10 người) và năm 2017 tỷ lệ này vào khoảng 20% (10 người).
Văn phòng làm việc được đánh giá là chưa hiện đại, bố trí bàn làm việc chưa hợp lý, văn hóa công ty còn chưa phù hợp với tất cả các cá nhân khiến cho mức độ hòa nhập giảm...
- Nhóm nhu cầu về quan hệ xã hội: Năm 2015 chiếm 30% (6 người); năm 2017 là 25% (9 người); năm 2017 chỉ 16% (8 người).
Công ty đã quan tâm đến các hoạt động giải trí, nâng cao tinh thần đoàn kết và mức độ thấu hiểu giữa nhân viên với nhau, tuy nhiên vẫn có người thấy các sự kiện giao lưu còn ít hoặc chương trình tẻ nhạt ít thu hút. Đặc biệt là có phản ánh về tình trạng mất cân bằng giới tính tại công ty khi số lượng nhân viên nữ rất ít làm hạn chế nhu cầu kết giao của nhân viên nam.
- Nhu cầu đào tạo - thăng tiến năm 2015 chiếm 40% (8 người); năm 2016 chiếm 50% (18 người) và năm 2017 là 48% (24 người).
Ta có thể dễ dàng thấy, nhu cầu đào tạo - thăng tiến của nhân viên khá cao. Nhiều người có mong muốn công ty tạo điều kiện vừa làm vừa học nâng bằng, nhiều ý kiến thì muốn công ty mở khóa đào tạo ngắn hạn cho toàn thể
nhân viên của công ty, chỉ một vài quan điểm là cho rằng lộ trình thăng tiến cho nhân viên chưa phù hợp...
Qua số liệu trên, nhu cầu của nhân viên được thể hiện bằng biểu đồ như sau:
60% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
40% 50% 50%48%
30.5% 27.8% 30% 40%
25%
25%16%
12% 10% 20%
Lương - thưởng - Công việc Điều kiện làm Quan hệ xã hội Đào tạo - thăng
phụ cấp việc tiến
Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nhu cầu của nhân viên tại công ty cổ phần BON giai đoạn 2015 – 2017
(Nguồn: Tác giả)
- Nhóm nhu cầu về lương - thưởng - phúc lợi giảm qua các năm mặc dù số lượng nhân viên mỗi năm đều tăng lên. Điều này chứng tỏ thang bảng lương đã được điều chỉnh hợp lý hơn, mức lương và các chế độ đảm bảo cho cuộc sống nhân viên và cả người nhà nhân viên khá tốt. Hệ thống đãi ngộ của BON được phân thành 4 loại gồm:
+ Lương: sản xuất kinh doanh (12 tháng)
+ Thưởng: Thưởng hiệu quả kinh tế theo quý, thưởng hiệu quả kinh doanh theo năm, thưởng theo thành tích thực hiện dự án,...
+ Phụ cấp: Phụ cấp cơm trưa, công tác, làm thêm giờ...
+ Phúc lợi: Các ngày lễ, Tết, kỷ niệm, tang chế, thai sản, nghỉ hưu, kiểm tra sức khỏe định kỳ, chương trình thăm quan, nghỉ mát hàng năm,….
BON rất chú trọng đến chính sách đãi ngộ, quan tâm đến đời sống của nhân viên với phương châm: tạo cho nhân viên có một mức thu nhập cạnh
tranh trong môi trường CNTT tại Việt Nam. Chính sách đãi ngộ của BON được xây dựng trên tiêu chí:
+ Tương xứng với kết quả công việc, giá trị đóng góp cho công ty + Cạnh tranh theo thị trường
+ Khuyến khích tăng kết quả và chất lượng công việc + Công bằng và minh bạch.
Số liệu từ biểu đồ cho thấy mức độ hài lòng của nhân viên ngày càng tăng khi năm 2015 có tới 60% nhân viên còn băn khoăn về chế độ lương - thưởng - phúc lợi. Năm 2016 giảm xuống còn 30.5% và năm 2017 thấp hơn nhiều chỉ chiếm 12% trong khi số lượng nhân viên giữa các năm đều có sự gia tăng: năm 2016 tăng thêm 16 người, năm 2017 tuyển dụng thêm 14 người.
- Tương tự vậy, nhìn vào các con số thể hiện tỷ lệ nhu cầu của nhân viên ở các nhóm về công việc, điều kiện làm việc và quan hệ xã hội ta thấy đều giảm dần qua các năm. Cấp quản lý đã có các biện pháp tạo động lực hiệu quả khiến cho nhân viên không quá lo lắng đến cuộc sống và làm việc của mình.
- Nhu cầu được đào tạo, được học hỏi của nhân viên qua các năm vẫn luôn cao. Đây là điều dễ hiểu khi con người luôn luôn muốn tìm tòi, học hỏi, nâng cao khả năng của bản thân mình. Đặc biệt năm 2017, nhu cầu được đào tạo - thăng tiến chiếm tỷ lệ cao nhất với 48%. Điều này gián tiếp cho thấy công tác giải quyết các nhóm nhu cầu khác cho nhân viên của công ty rất hiệu quả. Họ không còn lo lắng đến những nhu cầu cơ bản
ở cấp thấp mà có tâm lý để ý đến việc hoàn thiện bản thân, muốn thăng tiến để khẳng định mình, để được tôn trọng.