Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tạo động lực cho nhân viên trong

Một phần của tài liệu KL.546.DOAN THI THANH NGA. (Trang 30 - 32)

8. Kết cấu khóa luận

1.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tạo động lực cho nhân viên trong

trong doanh nghiệp

* Thái độ làm việc của nhân viên

- Về mặt nguyên lý, thái độ là một yếu tố bên trong con người nên không thể định nghĩa và đo lường được. Tuy nhiên, cũng như các định nghĩa và thang đo về tính cách con người, chúng ta có thể dự đoán được khá chính xác thái độ của một người thông qua nhận thức và hành vi của họ. Chuyên gia của WapoGroup một đơn vị tiên phong xây dựng “Từ điển thái độ” thì thái độ làm việc của một nhân viên không hẳn là trùng khớp với thái độ của họ trong cuộc sống. Vì thế chúng ta không thể đem đánh giá thái độ sống vào thái độ trong công việc được. Thái độ làm việc có những yếu tố đặc thù của nó. Trong từ điển thái độ của WapoGroup, các chỉ số đo lường sẽ tùy vào từng công ty (quy mô, ngành, giai đoạn…) nhưng có 6 chỉ số bắt buộc phải đo lường cho mọi nhân viên trong mọi công ty ở mọi quy mô, bao gồm:

+ Chỉ số tuân thủ mệnh lệnh cấp trên + Chỉ số chủ động trong công việc + Chỉ số trung thực

+ Chỉ số tinh thần hợp tác với đồng nghiệp trong công việc + Chỉ số khả năng học hỏi và phát triển

+ Chỉ số động lực làm việc

Với tỷ lệ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của yếu tố thái độ là 75%, hiệu suất nguồn nhân lực sẽ được nâng cao với mức đầu tư ngân sách tiết kiệm hơn.

*Kết quả thực hiện công việc: Được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau: + Mức độ hoàn thành công việc

+ Sử dụng tiết kiệm nguồn lực + Xử lý tình huống phát sinh.

* Ý thức chấp hành kỷ luật của nhân viên: Công ty rất thoải mái trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên làm việc. Nhưng thoải mái không có nghĩa là dễ dãi với nhân viên. Nhân viên vẫn phải giữ đúng chuẩn mực về tác phong, hành động và phải tự giác chấp hành nghiêm chỉnh nội quy của công ty. Ví dụ, để tạo động lực kích thích nhân viên làm việc, nhà quản lý có trao quyền cho nhân viên, nhưng không có nghĩa nhân viên đó được phép sử dụng quyền lực ấy để tư lợi cá nhân hay để chèn ép đối phó đồng nghiệp...

* Sự gắn bó của nhân viên đối với doanh nghiệp: Thể hiện qua tỷ lệ nhân viên bỏ việc.

Chỉ số này cho biết trong một năm tỷ lệ bỏ việc chiếm bao nhiêu %. Như vậy nhà quản lý có thể biết được trong năm qua các phương pháp tạo động làm việc cho nhân viên có hiệu quả hay không, nên tiếp tục áp dụng hay cần thay đổi.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BON

Một phần của tài liệu KL.546.DOAN THI THANH NGA. (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w