Thứ nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương
Thông qua phát triển làng nghề, nhà nước mong muốn tạo nên sự lan tỏa tác động của chúng tới các ngành kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương, nhất là giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn (nhất là ngành nông nghiệp) và các vùng (vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa) thông qua việc hình thành các vùng nông nghiệp cung cấp nguyên vật liệu, phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh trong làng nghề, phát triển các cụm, trung tâm thương mại của vùng… Trong nhiều trường hợp, thông qua quản lý làng nghề, nhà nước còn nhằm mục tiêu thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phương.
Thứ hai, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư vào các
cụm công nghiệp, làng nghề, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề.
Đây là mục tiêu rất quan trọng của chính quyền cấp tỉnh, trong việc tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tư vào các cụm công nghiệp làng nghề; tạo điều kiện thuận lợi, thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, vận hành hiệu quả các doanh nghiệp, cơ sở trong làng nghề. Khung thể chế cũng là điều kiện quan trọng để thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm diễn ra trong quá trình QLNN đối với làng nghề.
Không chỉ trong lĩnh vực đầu tư, phát triển làng nghề, hầu hết việc đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đều bị hạn chế bởi nguồn ngân sách do khối lượng vốn đầu tư thường rất lớn, thời gian đầu tư dài và khả năng thu hồi vốn chậm. Việc thúc đẩy thu hút đầu tư phát triển của các làng nghề trên địa bàn sẽ góp phần tối ưu hóa việc quy hoạch, sử dụng hệ thống hạ tầng cũng như đầu tư mở rộng hệ thống hạ tầng sẵn có của địa phương, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí.
Chính quyền cấp tỉnh vừa triển khai tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật đối với làng nghề, vừa phải xây dựng các cơ chế chính sách để hỗ trợ sự phát triển của làng nghề, đặc biệt là phải quan tâm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề như: đào tạo tay nghề, giải quyết ô nhiễm môi trường, chính sách về đất đai, vốn đầu tư, vốn tín dụng, thị trường…nhìn nhận sự phát triển của làng nghề không đơn thuần chỉ là khía cạnh kinh tế mà còn là để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Phát triển làng nghề sẽ góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho lao động ở nông thôn.
Thứ ba, góp phần tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho người lao động. Đây
là một trong những mục tiêu quan trọng của QLNN đối với làng nghề, bởi xét cho cùng, phát triển làng nghề là nhằm phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của cư dân các vùng nông thôn thông qua cung cấp việc làm, sinh kế bền vững cho họ, cải thiện từng bước thu nhập của người dân cũng như điều kiện sinh hoạt trong vùng.
Thứ tư, bảo vệ môi trường sinh thái các vùng làng nghề.
Mặc dù, có đóng góp quan trọng cho kinh tế địa phương, tuy nhiên hầu hết công nghệ sản xuất của các làng nghề còn lạc hậu thô sơ, gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của các hộ dân khu vực lân cận. Do đó, hoạt động QLNN đối với làng nghề còn phải hướng
tới việc ngăn ngừa các hoạt động thái quá của các cơ sở sản xuất làng nghề làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích ngắn hạn của phát triển làng nghề và sự ổn định của môi trường sinh thái trong dài hạn.