Thực trạng kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 103 - 108)

- Trong đó: Lao động trong Nghìn người 26,5 38,7 các làng nghề

1. Doanh thu /năm (Triệu đồng)

3.2.3. Thực trạng kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

đến làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Theo kế hoạch hàng năm, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh lựa chọn kiểm tra những vấn đề như công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất tại các cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn; giám sát tình hình thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh về nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống

giao thông nông thôn; công tác tích tụ đất đai, dồn điền đổi thửa; tình hình thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về bảo vệ và xử lý ô nhiễm môi trường tại các khu vực làng nghề.

Mục đích của việc kiểm tra giám sát nhằm nắm được việc chấp hành các quy định về quản lý, tổ chức thực hiện của các làng nghề của các địa phương; phát hiện kịp thời những sai sót, yếu kém trong quá trình thực hiện; kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện. Trên cơ sở kiểm tra, giám sát xác định được mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với kế hoạch đề ra; tìm ra các nguyên nhân của kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế để đưa ra các giải pháp phù hợp tổ chức thực hiện trong quá trình phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh. Thông qua các hoạt động kiểm tra, giám sát đã cho thấy sự quan tâm sát sao của không chỉ các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong tỉnh trong việc theo dõi, đóng góp cho quá trình QLNN đối với làng nghề trên địa bàn. Từ đó, góp phần giúp địa phương ghi nhận những đóng góp bổ sung, hoàn thiện chính sách, kiến nghị với tỉnh ủy, UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách cho phát triển làng nghề nói chung trên địa bàn, nhất là các kiến nghị về việc quản lý sử dụng đất tại các cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Để ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong những năm vừa qua UBND tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn theo từng năm, nhằm phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm. Mỗi năm trung bình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện tiến hành trên 250 lượt kiểm tra tại các cơ sở, xử lý và kiến nghị xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở nghề; kiểm tra 10 cụm công nghiệp, 10 làng nghề…

Đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng nằm trong Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tính tới năm 2016 đã có 11/11 cơ

sở nằm trong danh sách hoàn thành các công trình xử lý môi trường và đã được rút khỏi danh sách.

Một số làng nghề đã được tiến hành kiểm tra và xử lý vi phạm như cụm làng nghề chế biến đá tại các xã Hà Phong, Hà Lĩnh (huyện Hà Trung); Đông Vinh, Đông Tiến, Đông Lĩnh (huyện Đông Sơn); Đông Hưng, Đông Tân, Quảng Thắng (thành phố Thanh Hóa); Yên Lâm (huyện Yên Định); cụm làng nghề xã Hà Bình, huyện Hà Trung; xã Xuân Phú, huyện Quan Hóa; xã Hải Bình, Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia… Trong năm 2013, sau khi tiến hành kiểm tra, đã phát hiện có 81 cơ sở đã được đưa vào danh mục cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đã có kế hoạch chỉ đạo các cơ sở áp dụng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và tiến hành lập dự án xử lý triệt để ô nhiễm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện [119].

Để phòng tránh các vi phạm trong hoạt động của làng nghề, nhất là vi phạm các tiêu chuẩn về môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cho các đơn vị ký xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường, xây dựng các đề án bảo vệ môi trường. Trung bình mỗi năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức khoảng hơn 150 hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM và phương án cải tạo phục hồi môi trường; thực hiện đăng ký khoảng 10 kế hoạch bảo vệ môi trường; kiểm tra khoảng 30 đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Toàn bộ các công tác này được tổ chức chặt chẽ, đúng quy định, các báo cáo ĐTM, đề án bảo vệ môi trường, bản cam kết và kế hoạch bảo vệ môi trường sau khi được phê duyệt thì nhanh chóng được đưa vào triển khai trên thực tế.

Nhìn chung hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thời gian qua chủ yếu tập trung vào kiểm tra mức độ tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Về chủ trương chung tỉnh kiên quyết dừng hoạt động của các hộ nếu như hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới khu dân cư, và không chịu di dời khi có chủ trương chung. Tỉnh

cũng đã xây dựng cơ chế phối hợp chung giữa các sở, ban, ngành của tỉnh, chỉ đạo đối với các UBND huyện, xã, thành phố thực hiện đầy đủ quy định chung của Nhà nước trong quản lý làng nghề.

Qua hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát, phát hiện nhiều khó khăn mà người dân cũng như các doanh nghiệp sản xuất ở làng nghề gặp phải, để từ đó có kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tháo gỡ nhằm tạo điều kiện cho làng nghề phát triển.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm liên quan đến làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng còn những hạn chế, kể cả về số lượng và chất lượng công tác kiểm tra.

Về số lượng, số liệu trong Bảng 3.9, cho thấy:

- Về số lần kiểm tra giám sát thực hiện chiến lược/quy hoạch phát triển làng nghề là còn rất ít. Trung bình số lần kiểm tra đã tăng dần trong các năm gần đây từ 2012 đến 2016, tuy nhiên, mỗi năm chỉ kiểm tra, giám sát chưa đến 1 lần/năm (năm 2012 là 0,4 lần, năm 2016 cũng chỉ 0,9 lần). Có nhiều cơ sở đã trả lời rằng họ không thấy có đoàn công tác các cấp nào đến kiểm tra giám sát. Cơ sở trả lời nhiều nhất có từ 4 đến 7 lần/năm từ năm 2012 đến 2016.

- Về số lần điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển làng nghề, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra là còn rất hạn chế, điều này được thể hiện ở số lần điều chỉnh trung bình mỗi năm, chỉ từ 0,2 - 0,3 lần. Nhiều cơ sở đã trả lời rằng không có sự điều chỉnh, cơ sở trả lời số lần điều chỉnh nhiều nhất là 4 lần/năm.

- Tuy công tác kiểm tra, giám sát, điều chỉnh những phát sinh còn rất ít, nhưng số vụ vi phạm chiến lược/quy hoạch phát triển làng nghề cũng như vi phạm về bảo vệ môi trường trung bình mỗi năm là rất ít, chỉ từ 0,01 - 0,02 vụ/năm, vi phạm nhiều nhất cũng chỉ 1 - 2 vụ/năm.

- Do số vụ vi phạm trong những năm gần đây là ít, nên số vụ việc vi phạm đã xử lý trung bình trong những năm gần đây là rất ít, chỉ 0,01 vụ, nhiều nhất cũng chỉ có 2 vụ trong năm 2016, và đã được xử lý.

Bảng 3.9. Việc thực hiện kiểm tra giám sát trong QLNN đối với làng nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Đối tượng được hỏi: Cán bộ quản lý ở địa

phương)

2012 2013 2014 2015 2016

1. Số lần kiểm tra, giám sát Trung bình 0,4 0,5 0,6 0,8 0,9 thực hiện chiến lược/quy Ít nhất 0 0 0 0 0 hoạch phát triển (Lần) Nhiều nhất 4 4 5 6 7 2. Số lần điều chỉnh những Trung bình 0,3 0,2 0,2 0,2 0,2 vấn đề phát sinh trong quá Ít nhất 0 0 0 0 0 trình phát triển làng nghề

(Lần) Nhiều nhất 4 3 4 4 4

3. Số vụ việc vi phạm chiến Trung bình 0,01 0,01 0,02 0,01 0 lược/quy hoạch phát triển Ít nhất 0 0 0 0 0

làng nghề (Vụ) Nhiều nhất 1 1 1 2 0

Trong đó, số vụ vi phạm về Trung bình 0,02 0,01 0,01 0,02 0,02

Ít nhất 0 0 0 0 0

bảo vệ môi trường (Vụ)

Nhiều nhất 1 1 1 1 1

4. Số vụ việc vi phạm đã Trung bình 0,02 0,01 0,01 0,01 0,01

Ít nhất 0 0 0 0 0

được xử lý (Vụ)

Nhiều nhất 1 1 1 1 2

Nguồn: Điều tra của tác giả, năm 2017 Đánh giá về chất lượng của công tác

thanh tra, giám sát, tác giả đã điều tra ý kiến của các nhà quản lý địa phương, kết quả trong bảng 3.10 cho thấy công tác này cũng chỉ đạt mức trung bình, các chỉ tiêu chỉ đạt từ 2,85ĐTB/5 đến 2,94ĐTB/5, cụ thể là:

- Công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện, chấp hành các nội dung yêu cầu, đảm bảo các điều kiện thực hiện của chiến lược/quy hoạch phát triển chưa thực sự thường xuyên, kịp thời: Điểm đánh giá là 2,86 ĐTB/5.

- Mức độ điều chỉnh những vấn đề phát sinh cũng chưa thường xuyên, kịp thời (điểm đánh giá là 2,85 ĐTB/5).

- Chưa nghiêm minh trong xử lý những vụ việc vi phạm chiến lược/quy hoạch (điểm đánh giá là 2,94 ĐTB/5).

Bảng 3.10. Mức độ đáp ứng của công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình phát triển làng nghề

(Đối tượng được hỏi: Cán bộ quản lý ở địa phương)

Thấp nhất Cao nhất ĐT

B

1 2 3 4 5

1. Mức độ thường xuyên, kịp thời của công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện,

chấp hành các nội dung yêu 20 54 72 20 24 2,86 cầu, đảm bảo các điều kiện

thực hiện của chiến lược/quy hoạch phát triển

2. Mức độ thường xuyên, kịp

thời về điều chỉnh những 24 51 66 27 22 2,85 vấn đề phát sinh

3. Tính nghiêm minh trong xử

lý những vụ việc vi phạm 23 47 63 33 24 2,94 chiến lược/quy hoạch

Nguồn: Điều tra tác giả, năm 2017

Một phần của tài liệu Luận án Mai Văn Hải (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w