VIII. Thái độ xử trí trước bệnh nhân có bệnh tuyến giáp
8.5.2. Bướu giáp nhân phì đạ
Cần phải được phân tích:
- Sờ bướu giáp giúp phân biệt một hay nhiều nhân giáp. - Xạ hình giáp vẫn là xét nghiệm cơ bản nhằm:
+ Khẳng định các dữ kiện khi khám, có thể phát hiện nhân mà khi khám không sờ thấy các nhân nhỏ. Chủ yếu xác định các đặc tính chức năng của nhân (nhân lạnh, nóng hoặc đồng nhất). Cần phải thực hiện với iod phóng xạ hơn là dùng Technetium (chất này thường cho các dữ kiện giả về tình trạng chức năng của nhân).
+ Siêu âm giáp: Giúp khẳng định các dữ kiện khi khám và phát hiện qua xạ hình giáp. Siêu âm cho phép đo đạc thể tích tuyến giáp chính xác hơn, có thể phát hiện các nhân mà khám lâm sàng và xạ hình giáp không phát hiện được.
+ Phát hiện loại bướu giáp đa nhân hơn là đơn nhân. Bướu giáp nhân đơn độc:
- Nhân lạnh (nhân không bắt hình trên xạ hình): vấn đề đặt ra là nghi ngờ ung thư giáp (10-20% trường hợp nhân lạnh là ung thư giáp, càng gợi ý nếu có tiền sử xạ trị liệu vùng cổ khi còn nhỏ).
- Nhân lạnh qua thăm dò siêu âm có thể có nhiều biểu hiện như: + Nhân có trống âm, giảm âm hoặc tăng âm.
+ Nhân đồng nhất hoặc không đồng nhất. + Nhân đơn độc hoặc nhiều nhân.
- Nhân dạng lỏng (trống âm với tăng âm thành sau): Đó có thể là một kén (kyste) máu hoặc dịch thanh tơ. Có thể chọc hút kim nhỏ (dưới sự hướng dẫn siêu âm), rút ra dịch máu hoặc dịch thanh tơ.
+ Kiểm tra sau khi làm xẹp hoàn toàn khoang kén, bằng khám lầm sàng và siêu âm.
+ Theo dõi lâm sàng và siêu âm vài tuần sau đó.
+ Nếu không tái phát cần theo dõi hàng năm hoặc mỗi 2 năm.
+ Trường hợp tái phát cần chọc hút lần nữa và chỉ định điều trị hãm hoặc có thể chỉ định phẫu thuật.
- Nhân độc nhất: Đặc hoặc hỗn hợp, có dịch (giảm âm, trống âm, tăng âm, đồng nhất hoặc không đồng nhất). Bản chất không dự đoán được, làm giải phẫu bệnh.