Quản lý thu BHX Hở Cộng hòa Liên bang Đức xx

Một phần của tài liệu Phan-Thi-Thanh-Huong-CHQTKDK2 (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Quản lý thu BHX Hở Cộng hòa Liên bang Đức xx

Đức Một số quy định về thu BHXH

Cộng hòa Liên bang Đức là nước đầu tiên thiết lập BHXH bắt buộc. Tuy nhiên sự phát triển của BHXH được thực hiện từng bước. BHXH bắt buộc ở Đức bao gồm các chế độ: Bảo hiểm ốm đau, thai sản; bảo hiểm tuổi già và tàn tật; bảo hiểm TNLĐ; BHTN (chịu trách nhiệm cả việc đào tạo nghề nghiệp cho người thất nghiệp); và bảo hiểm phụ thuộc. BHXH bắt buộc đồng thời tồn tại với BHXH tư nhân tạo nên chế độ BHXH theo luật định. Tuy nhiên có thể chia các chế độ này thành hai loại chính là BHXH dựa trên cở sở đóng góp và loại không dựa trên cơ sở đóng góp. Riêng đối với các chế độ dựa trên cơ sở đóng góp thì cách thức quản lý quỹ, quy định về thu nộp cũng có sự độc lập; ở đây chủ yếu đề cập chế độ bảo hiểm tuổi già (hưu trí) và tàn tật có đóng góp.

- Đối tượng: NLĐ và NSDLĐ hoặc những người đang học nghề được bảo xxxvii

hiểm một cách bắt buộc.

- Mức phí đóng: Phí bảo hiểm hưu trí và tàn tật do NSDLĐ và NLĐ đóng ngang nhau và được tính lại hàng năm và thay đổi từ ngày 1/7 hàng năm theo nguyên

tắc tọa thu tọa chi (căn cứ vào số tiền phải trả cho người về hưu và số người tham gia BHXH, có tính thêm một khoản nhỏ để đề phòng biến động )

Trong các năm gần đây, tổng mức đóng 19%. Ngoài ra còn có khoản trợ cấp của liên bang chiếm khoảng 16% chi tiêu của bảo hiểm tuổi già, tàn tật. Trong cải cách hưu trí mới đây có thêm phần bổ sung vào tài khoản cá nhân chỉ do NLĐ đóng góp với sự trợ giúp của nhà nước. Từ ngày 1/1/2002 với sự trợ giúp của nhà nước những người lao động bắt đầu đóng mức 1% lương gộp, cứ 2 năm tăng lên 1% cho đến khi đạt được mức 4% vào năm 2008 thì được hưởng mức hỗ trợ cao nhất của nhà nước cho đối tượng tham gia vào hệ thống phòng xa tuổi già tư nhân để bổ sung cho bảo hiểm hưu trí bắt buộc.

Tổ chức thực hiện thu BHXH

Tổ chức phân quyền và chủ động của các quỹ là đặc tính của hệ thống được thành lập vào cuối thế kỷ 19. Việc hình thành tài chính của quỹ được đảm bảo chủ yếu bởi nguồn đóng bảo hiểm của các thành viên tham gia. Mức đóng được chi sẻ theo các thể thức đa dạng theo các nhánh, giữa những người được bảo hiểm và NSDLĐ, Chính phủ hỗ trợ thêm cho một số nhánh. Ở Đức có hai chế độ quản lý BHXH đối với NLĐ. Mọi hoạt động thu đóng góp, chi trả trợ cấp cũng như giải quyết các khiếu kiện trong lĩnh vực bảo hiểm tuổi già và tàn tật đều được một trong hai cơ quan này thực hiện với các đối tượng tương ứng:

Thứ nhất: cơ quan bảo hiểm tuổi già liên bang quản lý BHXH đối với nhân viên và cán bộ.

Thứ hai, cơ quan quản lý BHXH đối với công nhân, gồm 18 văn phòng khu vực.

Cơ quan bảo hiểm tuổi già trung ương cũng đóng vai trò bù trừ như đối với quỹ hưu trí của công nhân. Tất cả các thể chế quản lý các chế độ bảo hiểm tuổi già khác nhau do các cơ quan của luật công vận hành theo nguyên tắc tự quản quản lý.

Một phần của tài liệu Phan-Thi-Thanh-Huong-CHQTKDK2 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w