Vai trò quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu Phan-Thi-Thanh-Huong-CHQTKDK2 (Trang 34 - 35)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.1.Vai trò quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Bảo hiểm xã hội có nội hàm rất rộng và phức tạp, bao gồm thu, chi, thực hiện các chế độ, chính sách dài hạn, ngắn hạn; đối tượng và phạm vi áp dụng rộng và liên quan đến đời sống của NLĐ làm công ăn lương; thực hiện tốt các chế độ BHXH là đảm bảo đời sống kinh tế cho NLĐ có tham gia BHXH được coi như là "đầu ra" của BHXH và thu BHXH được coi là yếu tố "đầu vào" của BHXH, trong đó quản lý thu BHXH là khâu đầu tiên trong việc xác lập mối quan hệ về BHXH giữa NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH. Mối quan hệ ấy xác định quyền và trách nhiệm của các bên; đây là mối quan hệ quan trọng hàng đầu, vì có thực hiện mối

quan hệ này thì mới có cơ sở để tổ chức thu BHXH, hình thành quỹ BHXH, thực hiện chi trả các chế độ BHXH.

Thu BHXH là nhân tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của quỹ BHXH, thu BHXH giúp hình thành nên quỹ BHXH, quy mô của quỹ BHXH phụ thuộc vào kết quả hoạt động thu BHXH, thu BHXH chính là giúp hình thành đầu vào của quỹ BHXH là cơ sở cho việc thực hiện hoạt động chi từ quỹ BHXH.

Thu BHXH thúc đẩy quan hệ lao động tốt, vì thu BHXH là một nội dung của quan hệ lao động, chính vì thế hoạt động thu BHXH đạt kết quả tốt chính là góp phần quan trọng trong việc phát triển hài hòa quan hệ lao động. Đây lại là tiền đề giúp tăng năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội. Thu BHXH là một hoạt động của cơ quan thực hiện chính sách BHXH. Chính vì là một hoạt động cho nên thu BHXH cần phải có cơ chế vận hành nhằm đảm bảo hoat động đó đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Phan-Thi-Thanh-Huong-CHQTKDK2 (Trang 34 - 35)