Hệ thống kế toán Việt Nam giai đoạn từ năm 195 4– năm 1986

Một phần của tài liệu qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu-ke-toan-quoc-te-va-phuong-huong-giai-phap-cua-viet-nam456 (Trang 47 - 49)

Đây là giai đoạn Việt Nam tiến hành xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Cơ chế quản lý kinh tế toàn diện lấy kế hoạch làm trung tâm, quản lý chặt chẽ và giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp bằng hệ thống các chỉ tiêu pháp lệnh. Tuy rằng hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh không như nhau trong suốt thời kỳ này mà từ từ giảm xuống theo hướng mở rộng quyền chủ động, sáng tạo cho các doanh nghiệp nhưng hoạt động tài chính của doanh nghiệp vẫn chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của Nhà nước.

Năm 1954, kế toán bắt đầu được sử dụng trong các xí nghiệp quốc doanh với mục đích phản ánh và kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụng vốn của nhà nước. Đến năm 1961, Chính phủ đã ban hành Điều lệ Tổ chức kế toán nhà nước quy định chi tiết những vấn đề liên quan đến công tác kế toán như những quy định chung về kế toán, những quy định về nội dung, về tổ chức chỉ đạo công tác kế toán. Căn cứ vào Điều lệ này, Bộ Tài Chính đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn kế toán góp phần nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình hoàn thành kế hoạch kinh tế và tăng cường công tác quản lý của nhà nước. Năm 1963, chế độ sổ kế toán được ban hành nhưng văn bản có tính pháp lý cao nhất lúc đó chính là Thông tư số 07-

TC/CĐKT ngày 21/12/1964 quy định các loại sổ kế toán, việc mở sổ, ghi sổ, chữa sổ, lưu trữ và bảo quản sổ kế toán.

Năm 1970, do yêu cầu cải tiến công tác quản lý xí nghiệp, Chính phủ đã sửa đổi và ban hành mới chương 3 của Điều lệ Tổ chức kế toán nhà nước quy định lại chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn kế toán trưởng. Cũng trong năm này, Chính Phủ đã có quyết định số 233/CP ngày 01/02/1970 quy định hệ thống báo cáo kế toán thống kê thống nhất bao gồm 13 báo biểu chia làm 04 loại như sau :

Loại 1 : Phản ánh vốn và nguồn vốn kinh doanh, gồm :

Loại 2 : Phản ánh chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, gồm : Loại 3 : Phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm và lãi lỗ, gồm :

Loại 4 : Phản ánh các quỹ xí nghiệp, tiền mặt và công nợ, bao gồm :

Trong giai đoạn này, Bộ Tài Chính cũng đã tiến hành xây dựng mới hệ thống tài khoản thống nhất theo khuôn mẫu của Liên Xô (QĐ 425-TC/CĐKT ngày 14/12/1970) bao gồm 68 tài khoản (sau đó bổ sung thêm 1 tài khoản) chia thành 09 loại tài khoản trong bảng được ký hiệu từ số 01– 99 và 11 tài khoản ngoài Bảng tổng kết tài sản và hệ thống tài khoản đó vẫn tiếp tục được cả nước sử dụng sau ngày giải phóng miền Nam.

Hình 2 : Danh mục các loại tài khoản kế toán

01–03 Tải sản cố định 04–19 Dự trữ sản xuất 20–26 Chi phí sản xuất 40–49 Thành phẩm, hàng hóa và tiêu thụ 50–55 Vốn bằng tiền 60–79 Thanh toán 80–89 Nguồn vốn, Vốn trích

99 Lãi và lỗ

Ngày 24/03/1983, để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa chứng từ, biểu mẫu, Tổng Cục Thống Kê đã ra Quyết định số 200/TCKT-PPCP về việc sửa đổi, bổ sung thêm một số chứng từ ghi chép ban đầu được ban hành trước đó theo Quyết định số 538 LB ngày 01/01/1967.

Nhìn chung hệ thống kế toán trong giai đoạn này phảng phất một số ảnh hưởng từ hệ thống kế toán Pháp. Nguyên nhân xuất phát từ mối quan hệ sâu đậm của quốc gia này trong lịch sử Việt Nam, từ việc tiếp cận nguồn tài liệu về kế toán được biên dịch và xuất bản chủ yếu có nguồn gốc từ Pháp. Từ đó ta thấy yếu tố hội nhập của hệ thống kế toán Việt Nam với thông lệ quốc tế đã “manh nhe” hình thành nhưng vẫn còn rất mờ nhạt, không rõ ràng.

Với chức năng là công cụ quản lý kinh tế, để đáp ứng được cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hệ thống kế toán được xây dựng chi tiết, thống nhất nhằm có thể cung cấp thông tin một cách có hệ thống và toàn diện về tình hình thực hiện kế hoạch hóa, bảo vệ tài sản XHCN của các đơn vị cho các cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước. Tuy nhiên cơ chế này ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Nó tạo tâm lý ỷ lại vào các cơ quan chủ quản Nhà nước, không phát huy được tính năng động sáng tạo mà còn kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh doanh. Do đó để khắc phục nhược điểm, đến năm 1986 nhà nước đã có chủ trương thay đổi cơ chế quản lý kinh tế mà trọng tâm là xóa bỏ cơ chế tập trung kế hoạch hóa quan liêu bao cấp. Và đi liền với chủ trương này là một sự đổi mới về hệ thống kế toán và cơ chế tài chính.

Một phần của tài liệu qua-trinh-hoa-hop-hoi-tu-ke-toan-quoc-te-va-phuong-huong-giai-phap-cua-viet-nam456 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w