XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NGẬP LỤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG KIẾN GIANG

Một phần của tài liệu Tong hop bai bao Tieu ban Thuy van Hai van Bien doi khi hau va Moi truong (Trang 28)

SÔNG KIẾN GIANG

Lê Văn Tuân1, Vũ Văn Thăng2, Phùng Đức Chính3, Đặng Thị Lan Phương4, Đặng Thu Hiền5 Viện Khoa học Khí tượng, Thủy văn và Biến đổi khí hậu

Tóm tắt

Bài báo này trình bày kết quả xây dựng các bản đồ ngập lụt tương ứng với tần suất lũ 1%, 2%, 5%, 10% và 20% ở lưu vực sông Kiến Giang (Quảng Bình). Kết quả đã xác định được diện tích, độ sâu ngập lụt của các khu vực trên lưu vực sông Kiến Giang, đồng thời kết quả cũng cho thấy ngập lụt xảy ra thường xuyên ở hai bên bờ sông, vùng hạ lưu và khu vực đồng bằng thấp, trũng.

Từ khóa: lũ, tần suất lũ, ngập lụt, bản đồ ngập lụt, khu vực ngập lụt.

1. Mở đầu

Quảng Bình là một trong những tỉnh duyên hải Miền Trung, có đặc điểm khí hậu và địa hình hết sức phức tạp. Bão, lụt thường xảy ra từ tháng IX đến giữa tháng XII hàng năm, tập trung vào các tháng X và XI. Khi bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra kèm theo mưa lớn, triều cường dâng cao gây ngập lụt ở đồng bằng, lũ quét ở miền núi. Trung bình mỗi năm trên khu vực Quảng Bình có 2 đến 3 trận lũ.

Gần đây nhất là trận mưa lũ xảy ra từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 10 năm 2016, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Quảng Bình có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa phổ biến từ 600-900mm (Đồng Hới mưa 920 mm) gây lũ lụt trên diện rộng, khiến hàng ngàn căn nhà ven sông Kiến Giang sông Gianh ở các huyện Tuyên Hóa, Quảng Trạch, Thị xã Ba Đồn, huyện Bố Trạch, thành phố Đồng Hới và huyện Lệ Thủy chìm trong lũ.

Các thiên tai ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống con người. Ở Việt Nam, việc cảnh báo phục vụ công tác phòng tránh thiên tai còn hạn chế, nhất là đối với các tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên như tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (VNRC) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Đức (GRC) xây dựng các bản đồ cảnh báo ngập lụt trên lưu vực sông Kiến Giang tỉnh Quảng Bình ứng với các tần suất lũ 1%, 2%, 5%, 10%, 20%, từ đó có thể ứng phó kịp thời khi mưa lũ xảy ra.

Các thiên tai ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống con người. Ở Việt Nam, việc cảnh báo phục vụ công tác phòng tránh thiên tai còn hạn chế, nhất là đối với các tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên như tỉnh Quảng Bình. Vì vậy, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (VNRC) phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Đức (GRC) xây dựng các bản đồ cảnh báo ngập lụt trên lưu vực sông Kiến Giang tỉnh Quảng Bình ứng với các tần suất lũ 1%, 2%, 5%, 10%, 20%, từ đó có thể ứng phó kịp thời khi mưa lũ xảy ra. lũ tương ứng.

Trong nghiên cứu sử dụng phương pháp GIS để xác định các khu vực có khả năng ngập lụt, sau đó kết hợp với số liệu điều tra khảo sát để xây dựng bản đồ ngập lụt. Các bước thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu Tong hop bai bao Tieu ban Thuy van Hai van Bien doi khi hau va Moi truong (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w