Phỏng vấn chuyên sâu:

Một phần của tài liệu VÕ THỊ PHƯƠNG UYÊN_K49D QTKD (Trang 49 - 53)

Để tăng độ tin cậy cho bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với 5 nhân viên tại các bộ phận nhân sự, bếp, massage và kế toán về cảm nhận, ý kiến, đề xuất của họ đối với chính sách đãi ngộ của công ty.(Xem bộ câu hỏi phỏng vấn ở phần phụ lục A – Trang 103).Tổng hợp các ý kiến trên, tác giảrút ra được một số kết luận như sau:

3.1. Về tiền lương, tiền thưởng:

Nhân viên tại khách sạn đa phần đã gắn bó với nơi đây hơn mười năm. Có một số người được ban giám đốc tạo điều kiện cho thuyên chuyển qua các bộ phận khác nếu sau một thời gian làm việc mà không thấy thích hợp. Điều này vừa giúp cho người lao động được làm công việc họ yêu thích, vừa giúp cho khách sạn đỡ tốn kém chi phí và thời gian trong việc sa thải và tuyển dụng nhân viên mới. Tất cảmọi ngườiđều cốgắng nỗ lực phấn đấu trong mỗi ngày làm việc để được thăng tiến, phát triển trong sự nghiệp. Điều này cho thấy lòng trung thành của nhân viên tại Saigon Morin được đánh giá rất cao.

Nhân viên tại khách sạn cảm thấy hài lòng với chính sách tiền lương, tiền thưởng. Họkhẳngđịnh: về mặt này, Saigon Morin hơn hẳn các khách sạn 4 sao khác. Tiền lương của công ty được trả dựa vào bậc lương và doanh thu mỗi tháng. Điều này được đánh giá là hợp lý bởi nó công bằng và là động lực để nhân viên đẩy nhanh doanh số cho khách sạn.

Một nhân viên quản lý khu vui chơi cho rằng: xét về lương, thưởng thì Morin hơn hẳn các khách sạn bạn, ví dụ như khách sạn Hương Giang. Những khách sạn bạn còn rất khó khăn và hạn chế về tiền lương thưởng. Morin như thế này là đã hài lòng lắm rồi.

Tiền thưởng tại đâyđược nhận lên đến tháng 15, 16 trong năm, không phải chỉ là tháng 13 như các doanh nghiệp khác. Một nhân viên tại phòng nhân sự cho biết, trước đây chị làm tại khách sạn Xanh được năm năm, nhưng những chính sách thưởng dành cho nhân viên của khách sạn Xanh không bằng với Morin, chị cảm thấy rất hài lòng với các chính sách thưởng mà ban lãnhđạo của Saigon Morin đãđề ra.

3.2. Về phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi xã hội:

Một nhân viên phòng Kế toán chia sẻ rằng: “Có thể tiền lươngở Morin không bằng các nơi khác, nhưng những trợ cấp của công ty về đồng phục, về những bữa ăn hàng ngày đã giúp cho tôi rất nhiều.”

Một bộ phận lớn nhân viên cho biết họ cực kỳ hài lòng về mặt nghĩ dưỡng, du lịch của Morin. Giám đốc công ty thực sự đã dành một khoản đầu tư rất lớn cho nhân viên có cơ hội giải trí, học hỏi tại các địa điểm trong nước (Resort, biển,…) lẫn ngoài nước (Hàn Quốc, Trung Quốc, Dubai,…).

Saigon Morin Hotel luôn thực hiện đầy đủ các chính sách vềcác loại bảo hiểm, đặc biệt là chăm lo sức khỏe cho CBCNV. Khách sạn thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần vào khoảng thời gian tháng 6 hàng năm tại bệnh viện Việt - Pháp hoặc Phòng bảo vệ sức khỏe Cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Được may mắn cùng tham dự tiệc Staff Party 2018 với nhân viên của khách sạn, tác giả nhận thấy đây là một dịp để “mắt thấy tai nghe” những gì ban lãnhđạo dành cho nhân viên về khoảng vui chơi, giải trí. Nhân viên được khách sạn chiêu đãi tiệc buffet trang trọng, bên cạnh những tiết mục văn nghệ giao lưu giữa các phòng ban, bộ phận còn có quay xổ số trúng thưởng với tổng giá trị lên đến 500 triệu đồng bao gồm nhiều phần quà hấp dẫn, trong đó giải đặc biệt là số tiền mặt 50 triệu đồng.

3.3. Về điều kiện, môi trường làm việc:

Điều kiện, môi trường tại đây rất được đảm bảo. Chịquản lý về vật tư chia sẻ rằng nhân viên cũng như khách hàng đều rất an tâm với nguồn cung ứng thực phẩm đầu vào. Saigon Morin cam kết sẽ cố gắng nỗ lực tìm kiếm đối tác cung cấp trên cả nước là những tập đoàn uy tín, đáng tin cậy và luôn đặt lợi ích an toàn trước lợi ích chi phí.

Một nhân viên bếp chia sẻ: “Tôi hài lòng với điều kiện làm việc ở đây, đề xuất cái gì là có cáiđó, Giám đốc luôn kêu gọi tinh thần tiết kiệm, nhưng khi chúng tôi đề xuất, Giám đốc luôn xem xét công bằng và tạo mọi điều kiện để chúng tôi hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Mặc dù vậy, nhưng nếu được có ý kiến, tôi mong muốn khách sạn cung cấp thêm nhân lực cho bộ phận Bếp và Nhà hàng để công việc được tiến hành một cách chu toàn hơn, tránh trễ nãi cho công việc chung của khách sạn.”

Một nhân viên khác có ý kiến rằng: “Tôi hài lòng với chính sách đãi ngộ nơi đây, tuy chỉ có một mong muốn là khách sạn được sơn lại toàn bộ, vìđã thành lập trên 100 năm nên tường đã bị tróc sơn không ít chỗ nhưng tôi biết việc làm này rất khó bởi tốn không ít chi phí của khách sạn.”

Thông qua những ý kiến trên cho thấy Ban lãnhđạo công ty đã thực sự quan tâm đến điều kiện, môi trường làm việc của nhân viên, luôn tạo cho nhân viên không khí làm việc thoải mái, thuận lợi nhất. Song, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế mà ban

lãnhđạo công ty cần cân nhắc như chi phí cho nguồn cung ứng, tình hình thiếu hụt nguồn lao động, tân trang lại cơ sở vật chất.

3.4. Về đào tạo:

Một số nhân viên mong muốn có cơ hội được tham quan nhiều hơn tại khách sạn bạn để có cơ hội mở mang tầm mắt, được học tập, tiếp thu những điều mới mẻ mà Morin chưa làm được. Một số nhân viên đã lớn tuổi nên cơ hội đào tạo và mong muốn được đào tạo bị hạn chế. Họ mong muốn lớp trẻ sau này được bồi dưỡng kỹ năng nhiều hơn nữa để sáng tạo hơn trong các món ăn, cách bày trí, thực đơn và được nâng cao về kiến thức chuyên môn để Saigon Morin phát triển hơn nữa.

Một số cá nhân khác lại cho rằng chính sáchđào tạo ở Morin rất tốt. Bởi có những người được công ty đầu tưvà hỗ trợ rất nhiều tiền để được đi học, kể cả ở nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có những ngườiđã chủ độngđề xuất và được ban giám đốc công ty phê duyệt cho phép tham gia lớp đào tạo mong muốn, điều đặc biệt là trong quá trìnhđi học, nhân viên đó vẫn được nhận lương như ngày làm việc bình thường.Đây là một chính sách mà không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được.

3.5. Về cơ hội thăng tiến:

Cơ hội thăng tiến là tiêu chí rõ nhất cho thấy cho thấy bản lĩnh và tham vọng của từng nhân viên. Một số người muốn “yên vị” tại vị trí hiện tại, bởi họ đã quen việc, và họ thừa hiểu nếu thăng chức, sẽ có mức lương cao hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm cũng nặng hơn. Những cá nhân này thuộc nhóm người thích một cuộc sống an yên, không sóng gió, không cạnh tranh. Cơ hội thăng tiến đối với họ không có cũng chằng sao.

Một số khác có quan điểm rằng: thăng tiến, thăng chức là động lực làm việc của họ. Bởi điều này giúp bản thân họ được cọ xát, được thử thách bản thân nhiều hơn. Và quan trọng là thu nhập tăng, cải thiện phần nào cuộc sống của họ.

Do đó mà ban lãnhđạo công ty cần phải nhìn nhận đúng đối tượng để trao cho họ cơ hội phù hợp. Đối với những nhân viên trẻ, họ có sức khỏe, năng động, nhiệt huyết,đây chính là tương lai của Saigon Morin. Công ty cần đưa ra nhiều thử thách, đôi khi là hơi

mạo hiểm đểnhững nhân viên này được thỏa sức thể hiện bản thân, trau dồi kinh nghiệm để phục vụ cho doanh nghiệp sau này.

Còn với những nhân viên đã lớn tuổi, khi được hỏi về mong muốn thăng tiến, họ quan điểm rằng “Tôi lớn tuổi rồi nên không còn cơ hội để thăng chức nữa, cơ hội này tôi dành cho lớp trẻ mới vào, cái tôi cần bây giờ là đồng nghiệp vui vẻ, tinh thần làm việc thoải mái là được rồi”. Điều nàyđưa đến một kết luận là không phải tất cả mọi người đều có một chính sách quản trị như nhau. Đối với những nhân viên này, điểm mạnh của họ là kinh nghiệm làm việc lâu năm. Vậy nên, ban lãnhđạo cần nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu để giúp họ có cơ hội phát triểnưu và cải thiện nhược.

Một phần của tài liệu VÕ THỊ PHƯƠNG UYÊN_K49D QTKD (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w