Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm bánh kẹo của Bibica” pdf (Trang 26 - 27)

a). Môi trường kinh tế:

Bao gồm những yếu tố tác động đến khả năng chi tiêu của khách hàng và tạo ra những mẩu tiêu dung khác biệt. Do đó đòi hỏi các nhà marketing phải nhận biết được các xu hướng chính về thu nhập trong dân chúng và những thay đổi trong chi tiêu của các nhóm dân chúng khác biệt.

Nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi:

+ Các biện pháp kích thích của chính phủ (gói kích cầu và đầu tư gần 8 tỷ USD chiếm 8,6% GDP và gói lãi suất ưu đãi 4% trị giá 1 tỷ USD ) đã đem lại kết quả.

+ So với năm 2008, tăng trưởng GDP từ 3.1% trong quí I/2009. Điều này đủ cơ sở để chứng tỏ kinh tế Việt Nam đang dần vượt qua giai đoạn khó khăn và chính sách kích thích nền kinh tế đã phát huy tác dụng.

+ Tình hình sản xuất công nghiệp bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc, tăng trưởng tháng 8 đạt 10,6% so với cùng kì năm 2008 và gấp 2 lần o với mức tăng trưởng đầu năm 2009. Doanh thu bán lẻ thực tế gồm cả mua sắm gia đình và cho doanh nghiệp tiếp tục tăng mạnh, hiện đã vượt con số 20%. Rõ ràng, hoạt động thương mại nội địa đã cải thiện đáng kể.

- Lạm phát:

+ Lạm phát lại tái diễn do nguyên nhân từ các tác động căn bản và áp lực về cầu, tỷ lệ lạm phát giảm từ mức đỉnh 27,9% vào tháng 9/2008 xuống còn 2% vào tháng 8/2009.

+ Tuy nhiên, áp lực về giá lại bắt đầu leo thang, kéo theo sự gia tăng về lạm phát.

b). Môi trường chính trị- pháp luật:

Những quyết định marketing chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị- pháp luật. Chính vì vậy, nhiệm vụ của những marketer là phải nắm vững những đạo luật bảo vệ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội.

Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường, bởi vậy đây là yếu tố thu hút một số lượng lớn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải chịu sức ép về bất ổn định chính trị, có các điều kiện cơ sở để phục vụ sản xuất.

Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại cho Bibica cũng như các doanh nghiệp khác trong nước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức.

c). Môi trường văn hóa:

Có thể nói những người sống trong một nền văn hóa, môi trường xã hội cụ thể có rất nhiều niềm tin và giá trị cốt lõi, có khuynh hướng tồn tại bền lâu.

Vì vậy, những marketer cần hết sức quan tâm tới việc phát hiện những biến đổi về văn hóa thì có thể báo trước những cơ hội marketing và mối đe dọa mới. Điều này phục vụ cho việc đưa ra những sản phẩm phù hợp với đặc điểm và xu hướng văn hóa của dân tộc.

d). Môi trường công nghệ:

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tác động đến thị trường làm kích thích sự phát triển những sản phẩm liên quan hoặc không liên quan đến kỹ thuật mới.

Công nghệ ngày càng phát triển thì sự ra đời ngày càng nhiều và với tốc độ ngày càng cao của các sản phẩm mới ưu việt hơn thay thế cho các sản phẩm hiện hữu trên thị trường và làm tăng sức cạnh tranh.

e). Môi trường tự nhiên:

Môi trường tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là những nhân tố đầu vào cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp và còn có ảnh hưởng nhất định đến những hoạt động marketing của doanh nghiệp như:

+ Sự khan hiếm nguồn nguyên vật liệu + Chi phí năng lượng tăng

+ Mức độ ô nhiễm tăng

Một phần của tài liệu Đề tài “Hoàn thiện chiến lược Marketing cho sản phẩm bánh kẹo của Bibica” pdf (Trang 26 - 27)