Giải pháp về quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở việt nam (Trang 160 - 161)

7. Kết cấu của luận án

3.2.4. Giải pháp về quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước

mà quốc gia đó lựa chọn. Việt Nam cũng vậy, Bộ Y tế và Bộ Tài chính nên phối hợp để xây dựng bộ tiêu chí đo lường chất lượng DVYT dựa trên cân đối nguồn lực và mục tiêu phát triển y tế của quốc gia. Căn cứ vào bộ tiêu chí chung về chất lượng DVYT của quốc gia, các bệnh viện tự xây dựng cho mình hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng DVYT phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của bênh viện mình. Đây là công cụ hữu hiệu để bản thân bệnh viện, cơ quan quản lý dễ dàng theo dỗi, kiểm soát chất lượng DVYT, hoạt động ở các CSYT và cũng là căn cứ để các bệnh viện xây dựng giá DVYT cho đơn vị mình.

Lộ trình thực hiện

Các CSYT công lập triển khai thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ và đảm bảo giá DVYT tính đủ chi phí theo Nghị định 60/2021NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Bộ Y tế hoàn thiện hướng dẫn của ngành khi các bệnh viện công thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 60/2021/NĐ- CP. Bộ Y tế cần xác định đầu ra, kết quả của các DVYT nhằm thực hiện quản lý NSNN theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

3.2.4. Giải pháp về quyết toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế y tế

Hiện nay, việc lập và duyệt báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng NSNN ngành y tế vẫn mang nặng tính tuân thủ và hành chính. Việc lập và báo cáo quyết toán vẫn mới chỉ đảm bảo được việc đánh giá chấp hành đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức ban hành; đúng thời gian, quy trình mà chưa đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với số kinh phí NSNN phân bổ. Do vậy, sự kết nối giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết qủa quản lý NSNN không có, hoặc có thì cũng sơ sài, chưa đầy đủ. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là không chỉ đổi mới phương thức lập dự toán theo đầu ra, kết qủa thực hiện nhiệm vụ và cả khâu quyết toán cũng cần đổi mới theo phương thức này. Nói cách khác, lập báo cáo quyết toán cần phải thể hiện đầy đủ những phân tích, đánh giá, trình bày rõ các kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt được gắn với kết quả sử dụng NSNN đã được

phân bổ. Đồng thời, việc duyệt báo cáo quyết toán căn cứ vào báo cáo quyết toán đã được lập để đối chiếu, so sánh, đánh giá với những chỉ tiêu, mục tiêu, các cam kết về kết quả thực hiện nhiệm vụ đã trình bày ở dự toán đầu năm. Như vậy, các khâu trong chu trình quản lý mới gắn kết với nhau, quản lý NSNN cho y tế mới đem lại hiệu quả.

Thêm vào đó, hiện nay do tính lồng ghép của hệ thống NSNN, cơ quan tài chính đồng cấp là cơ quan xét duyệt, tổng hợp quyết toán của các đơn vị đồng cấp và ngân sách cấp dưới. Do vậy, để hoàn tất công việc quyết toán NSNN cả nước về y tế nói riêng thì mất rất nhiều thời gian. Để rút ngắn bớt thời gian trong quy trình xét duyệt, tổng hợp cho cơ quan tài chính thì cần nâng cao hơn nữa tính trách nhiệm và sự chủ động của các đơn vị sử dụng NSNN. Cụ thể, hiện nay cơ chế tự chủ đối với các ĐVSN công lập đã mở ra tính chủ động trong quản lý đối với các đơn vị này, vì vậy, các đơn vị SDNS sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định chi tiêu của đơn vị và tính đúng đắn trong báo cáo quyết toán của đơn vị mình. Để đảm bảo độ tin cậy, nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán của các đơn vị SDNS, trước khi tổng hợp lên cơ quan tài chính, các báo cáo quyết toán này cần phải được kiểm duyệt bởi bộ phận kiểm soát nội bộ.Vì vậy, các đơn vị SDNS nói chung cũng như các đơn vị SDNS y tế nói riêng cần tăng cường năng lực của bộ phận kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở việt nam (Trang 160 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)