Phân tích thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực bắc trung bộ (Trang 100 - 103)

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã cho thấy tầm quan trọng và sự tác động của các nhân tố bao gồm có đặc điểm công việc và năng lực cảm xúc với 4 nhân tố là nhận biết cảm xúc; sử dụng cảm xúc; thấu hiểu cảm xúc và kiểm soát cảm xúc đến động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung. Đặc biệt là đặc điểm công việc và kiểm soát cảm xúc với sự tác động là mạnh nhất.

Đồng thời kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung theo các biến đặc điểm nhân khẩu học bao gồm độ tuổi và thâm niên công tác.

Ngoài ra, để xác định giá trị đo lường thực tế các nhân tố và so sánh với các kết luận rút ra từ kết quả xử lý dữ liệu, nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê mô tả nhằm xác định giá trị bình quan của các nhân tố.

Bảng 4.18. Kết quả phân tích thống kê mô tả giá trị của các biến

Biến N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

DL 459 1.33 5.00 3.5588 0.76205 CV 459 2.17 5.00 3.8664 0.59336 NLCX 459 1.50 4.55 3.3782 0.58567 NBCX 459 1.00 5.00 3.4641 0.71208 SDCX 459 1.00 5.00 3.3671 0.83348 THCX 459 1.00 5.00 3.3761 0.67512 KSCX 459 1.00 5.00 3.3056 0.67414

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích

Với giá trị bình quân cao nhất trong các nhân tố nghiên cứu đưa vào mô hình là 3.8664, đặc điểm công việc các nhà quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ được đánh giá ở mức cao nhất. Điều này cho thấy, tính chất phù hợp của các công việc quản lý, bên cạnh những áp lực trong công việc thì môi trường làm việc, đặc thù của công việc quản lý giúp các nhà quản lý cấp trung có thể tự rèn luyện được những kỹ năng cần thiết, qua đó tự phát triển bản thân và tạo những hứng thú trong công việc của họ.

Tuy vậy, nếu đánh giá một cách công bằng và có sự so sánh với chỉ số chung của các nhân tố khác trong các hoạt động quản lý thì chỉ số này vẫn còn ở mức tương đối và vẫn rất cần có sự cải thiện để nâng cao hơn nữa chỉ số này đối với các nhà quản lý cấp trung trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, với giá trị bình quân của năng lực cảm xúc là 3.3056, có thể thấy năng lực kiểm soát cảm xúc của các nhà quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực Bắc Trung Bộ còn ở mức thấp nhất trong số tất cả các biến đưa vào mô hình. Vì vậy, nhất thiết trong thời gian tới, các nhà quản lý cấp trung cần nhận biết rõ hơn tầm quan trọng của yếu tố năng lực cảm xúc, đặc biệt là với khả năng kiểm soát, làm chủ cảm xúc trong từng tình hướng cụ thể để có thể đưa ra các quyết định phù hợp và chính xác nhất, đồng thời không khừng tìm hiểu, tiếp thu và học học nhằm nâng cao chỉ số năng lực cảm xúc của bản thân.

TÓM TẮT CHƢƠNG 4

Chương 4 đề cập các kết quả nghiên cứu trên cơ sở quá trình phân tích mô hình và sử dụng các công cụ trong nghiên cứu. Với các phương pháp lựa chọn, nội dung của chương hướng tới việc chỉ ra và làm rõ các kết quả nghiên cứu như độ tin cậy của thang đo dùng trong nghiên cứu, phân tích nhân tố khám phá EFA, Kiểm định hệ số tương quan Pearson, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích mô hình hồi quy và thống kê mô tả các biến.

Về đánh giá độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tiến hành loại bỏ 2 chỉ báo là NBCX2 và KSCX6 so với ban đầu. Kết quả phân tích EFA được tiến hành đối với cả biến độc lập và biến phục thuộc (động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung) và loại bỏ chỉ báo CV6 do không đảm bảo yêu cầu ―giá trị hội tụ‖ của thang đo.

Kết quả phân tích tương quan cho thấy tất cả các biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc (động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung). Đồng thời, giữa các biến có mối tương quan khá chặt với nhau (hệ số Sig. (2-tailed) đếu <0.05).

Về kết quả phân tích mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, với mức ý nghĩa p <0.05 và trọng số hồi quy dương, tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận. Trong đó, biến đặc điểm công việc có tác động mạnh nhất tới động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung. Thứ tự tác động tiếp theo bao gồm biến kiểm soát cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc, sử dụng cảm xúc và nhận biết cảm xúc.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về động lực làm việc của nhà quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các biến đặc điểm nhân khẩu học bao gồm độ tuổi và thâm niên công tác, trong khi không có sự khác biệt theo giới tính. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã tiến hành phân tích thống kê mô tả để xác định giá trị bình quân của các nhân tố đưa vào mô hình.

CHƢƠNG 5

THẢO LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến động lực làm việc của lao động quản lý tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực bắc trung bộ (Trang 100 - 103)