1.4.2.1. Cơ chế quản lý báo chí
Báo chí, tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu.
Quản lý báo chí có thể phân chia thành hai cấp độ: quản lý vi mô và quản lý vĩ mô. Quản lý vi mô là quản lý tòa soạn báo chí, có thể gọi là quản trị tòa soạn báo chí. Quản lý vĩ mô là quản lý nhà nước về báo chí.
Quản lý báo chí ở nước ta đều phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và triệt để của Đảng. Do đó, việc nắm vững, quán triệt những quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí là một yêu cầu có ý nghĩa cơ bản và cấp thiết nhằm định hướng và hạn chế những hiệu ứng ngoài mong đợi.
Quản lý nhà nước về báo chí làm cho báo chí hoàn thành, chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy tối đa sức mạnh của báo chí phục vụ mục đích phát triển đất nước. Đồng thời bảo đảm tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật; phát huy vai trò định hướng dư luận xã hội góp phần tạo sự thống nhất tư tưởng, đồng thuận về xã hội.
Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới nêu rõ: “Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả đảng viên. Trước hết là cấp ủy các cấp và đồng chí bí thư cấp uỷ. Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, với sự tham gia, đóng góp của nhân dân, trong đó lực lượng nòng cốt là đội ngũ chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí của Đảng. Phải phát huy dân chủ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo của toàn Đảng, toàn xã hội, tạo bước phát
triển mạnh mẽ trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí” [7].
Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị khẳng định vấn đề đạo đức, trách nhiệm xã hội của người làm báo, quy hoạch tổng thể báo chí, quản lý Nhà nước về báo chí phải vì lợi ích của đất nước, của nhân dân. Mọi thông tin, hoạt động của báo chí phải thể hiện trách nhiệm đó. [4]
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, báo chí, xuất bản, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong các cơ quan báo chí; cạnh tranh báo chí phải gắn với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí trong việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. [10]
1.4.2.2. Sự chỉ đạo của cấp trên
Sự chỉ đạo của cấp trên đối với Trang tin điện tử TDTT Việt Nam tác động theo hai hướng: nếu chỉ đạo sâu sát, kịp thời, tạo điều kiện thì trang tin hoạt động thuận lợi; nếu chỉ đạo không kịp thời, thiếu sâu sát thì sẽ gây khó khăn, thậm chí cản trở hoạt động của trang tin và các báo chí liên quan.
Các cơ quan chỉ đạo, quản lý nếu làm tốt công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ thông tin, thì sẽ thúc đẩy báo chí phát triển; ngược lại nếu chỉ đạo không sát, hợp và cụ thể sẽ gây khó khăn cho hoạt động báo chí, đôi khi làm cho hoạt động của trang tin điện tử TDTT Việt Nam xa rời tôn chỉ, mục đích.
1.5. Tiểu kết
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác báo chí. Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Trung tâm Thông tin TDTT với tư cách là đơn vị quản trị Trang tin điện tử TDTT Việt Nam đã đề ra các chiến lược phát triển một cách phù hợp để trang tin có nội dung và chất lượng thông tin cao đáp ứng nhu cầu phát triển TDTT của đất nước.
Trang tin điện tử TDTT Việt Nam khi tham gia vào cạnh tranh cần tôn trọng những qui luật của cơ chế thị trường: cạnh tranh, giá trị và cung cầu, đồng thời phải thoả mãn được yêu cầu về: Nội dung thông tin, cách thức thể hiện, phương thức phát hành, tương tác với công chúng, thu hút quảng cáo.
Tất nhiên khi tham gia vào cơ chế thị trường, chấp nhận cạnh tranh, cũng như các trang tin điện tử khác cũng chịu tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan: sự phát triển của khoa học công nghệ, toàn cầu hóa sâu rộng, cơ chế thị trường, xu hướng hội tụ của truyền thông, trình độ dân trí ngày càng cao, yêu cầu cao của công chúng, sự phát triển nhanh của báo chí, cơ chế quản lý báo chí, sự chỉ đạo của cấp trên, năng lực của các cơ quan báo chí và năng lực của đội ngũ cán bộ báo chí.
Trong điều kiện mới, phát triển kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam cũng là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Đây vừa là cơ chế thẩm định năng lực phát triển của trang tin của ngành TDTT, mà hơn thế nữa còn là sự thừa nhận của công chúng. Trong cuộc cạnh tranh báo chí, sản phẩm làm ra là để đáp ứng nhu cầu của công chúng, công chúng ủng hộ cũng là một tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Một
khi Trang tin điện tử TDTT Việt Nam được thị trường chấp nhận, lượng đăng nhập tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với hiệu quả xã hội, kinh tế tăng - một minh chứng cho năng lực canh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cũng bước đầu thống nhất được các khái niệm sử dụng trong luận án, xác định được các vấn đề liên quan đến chất lượng và cạnh tranh của trang tin điện tử. Đặc biệt dựa trên các cơ sở lý thuyết chung, bước đầu luận án đã xác định được mô hình nghiên cứu đề xuất của trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Tuy nhiên, để có được các giải pháp phù hợp cần có sự nghiên cứu một cách khoa học, đồng bộ để đảm bảo mục tiêu đặt ra được thực hiện một cách hiệu quả nhất. Do vậy, hướng nghiên cứu mà đề tài đặt ra đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu khoa học ở Việt Nam chưa có tác giả nào nghiên cứu về giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Mặc dù đã có một số tác giả nghiên cứ về các giải pháp nâng cao năng lực canh tranh trong hoạt động du lịch, báo chí, trang tin điện tử, song ở nhiều góc độ khác nhau và không thuộc lĩnh vực TDTT. Tức là các trang tin điện tử tổng hợp về hoạt động TDTT và ngành là rất hạn chế. Đa số các trang tin về TDTT hiện nay chủ yếu là cho một môn thể thao chuyên ngành, song giới hạn chỉ ở một vài môn như bóng đá, golf… Tuy nhiên, ở mỗi công trình nghiên cứu có các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết các vấn đề đặt ra, chưa đi sâu đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các trang tin tổng hợp gắn với quản lý ngành về TDTT.
Các phân tích trên cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành TDTT nói chung và Trang tin điện tử TDTT nói riêng.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Lãnh đạo, cán bộ chủ chốt; cán bộ truyền thông, phóng viên, cộng tác viên; và người truy cập vào Trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
- Quy mô nghiên cứu: 268 người.
90 người bao gồm: nhóm lãnh đạo với 27 người; nhóm truyền thông với 30 người; và nhóm người dùng có trình độ với 33 người.
168 người dùng thường xuyên truy cập vào website.
10 cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt Trung tâm Thông tin TDTT – Tổng cục TDTT.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài tiến hành đọc và tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Những văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác TDTT và Trang tin điển tử. Những chỉ thị, nghị quyết của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Tổng cục TDTT về công tác thông tin trong hoạt động TDTT, tài liệu về việc xây dựng mô hình quản trị hoạt động trang tin điện tử, tạp chí chuyên môn, cùng các tài liệu lưu trữ, các luận văn, luận án khoa học, các tài liệu trong nước và nước ngoài được dịch sang tiếng Việt…
Phương pháp này nhằm mục đích hệ thống hóa các kiến thức và xây dựng cơ sở lí luận cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh nói chung và của trang tin điện tử TDTT nói riêng. Thông qua đó, giúp cho sự phân tích sâu sắc
kết quả nghiên cứu, đánh giá và tổng kết việc quản trị trang tin điện tử TDTT Việt Nam có những ưu điểm và tồn tại gì? Từ đó, đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Được sử dụng với mục đích tìm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống lý thuyết về năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam nói riêng; đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu sẵn có; làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá các kết quả khảo sát, tìm ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
Các tài liệu tham khảo được trình bày trong Danh mục tài liệu tham khảo.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm
Là phương pháp nghiên cứu khoa học thu nhận thông tin qua hỏi - trả lời giữa nhà nghiên cứu với các cá nhân khác nhau về vấn đề quan tâm. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phiếu hỏi để phỏng vấn các nhà khoa học, các chuyên gia về TDTT, công nghệ thông tin... nhằm thu thập những thông tin cần thiết liên quan tới đề tài. Thông qua phỏng vấn đề tài muốn khai thác triệt để những kiến thức cần thiết bổ ích, giúp cho quá trình nghiên cứu năng lực canh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Thông qua phỏng vấn nhằm thu nhập thông tin cần thiết từ ý kiến người khác để xác định hiện trạng vấn đề và hình thành giả thiết khoa học.
Sử dụng với mục tiêu nghiên cứu nhận thức, thực trạng năng lực cạnh tranh của Trang tin điện tử TDTT Việt Nam và thu thập ý kiến đánh giá của các chuyên gia và các nhóm công chúng.
Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ quản lý, kỹ sư, cơ sở thể thao và nhóm công chúng ở một số địa phương có phong trào TDTT và thành tích cao phát triển mạnh mẽ. Chọn mẫu ngẫu nhiên, trên cơ sở chú ý đến loại hình tổ chức TDTT có trang tin điện tử ở các cấp độ khác nhau.
Nội dung phỏng gồm:
Lựa chọn yếu tố, tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam;
Đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam; Lấy ý kiến phản hồi về các giải pháp, nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT Việt Nam;
Xác định mức độ phù hợp của việc bổ sung các chuyên mục, chuyên trang của trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Thang đo Likert: Dùng để đánh giá kết quả phỏng vấn. Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng cách như sau:
1.00 - 1.80: rất không đồng ý. 1.81 - 2.60: không đồng ý. 2.61 - 3.40: bình thường. 3.41 - 4.20: đồng ý. 4.21 - 5.00: rất đồng ý.
Trang tin điện tử TDTT là một website nên đề tài đã vận dụng thang điểm đánh giá của Google. Ở mỗi tiêu chí mục 3.2.1 đánh giá theo 3 mức độ:
Kém/Nghiêm trọng, cần xử lý ngay từ 0 – 49 điểm;
Trung Bình/Cần khắc phục/Cần xem xét lại từ 50 – 89 điểm; Tốt từ 90 – 100 điểm.
2.2.3. Phương pháp Delphi
Phương pháp này được thực hiện bằng cách chọn những người am hiểu và đề nghị họ đánh giá về tầm quan trọng và xác suất của các diễn biến khác nhau có thể xảy ra trong tương lai đối với năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT. Trong phương pháp chuyên gia, luận án đã sử dụng phương pháp Delphi được coi là phương pháp bài bản, quy mô và mang lại kết quả tốt nhất. Phương pháp Delphi gồm một số quá trình được thực hiện nhằm đảm bảo việc nhất trí lựa chọn các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho trang tin điện tử TDTT trên cơ sở tiến hành một cách nghiêm ngặt, năng động, linh hoạt việc nghiên cứu lấy ý kiến các chuyên gia. Theo phương pháp này, có ba nhóm chuyên gia đã được mời lấy ý kiến: [51], [52], [101]
Nhóm 1: Cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia (gọi tắt là nhóm Lãnh đạo).
Nhóm 2: Kỹ sư, thiết kế, chuyên gia công nghệ thông tin và truyền thông (gọi tắt là nhóm Truyền thông).
Nhóm 3: Người dùng trang tin điện tử TDTT như cán bộ Tổng cục TDTT, các tổ chức, người dân (Gọi tắt là nhóm Người dùng).
Tổng số 3 nhóm là 90 người, trong đó: nhóm lãnh đạo với 27 người; nhóm truyền thông với 30 người; và nhóm người dùng có trình độ với 33 người.
Phương pháp được thực hiện qua các bước sau: (1) Chọn 3 nhóm chuyên gia; (2) Xây dựng bảng hỏi điều tra lần đầu gửi đến các chuyên gia về các giải pháp, nhiệm vụ dự kiến lựa chọn; (3) Phân tích phiếu trả lời, tổng hợp và viết lại bảng hỏi; (4) Soạn thảo lại bảng hỏi lần 2 và tiếp tục gửi đến các chuyên gia; (5) Thu thập, phân tích các phiếu trả lời lần 2; (6) Tiếp tục viết lại bảng hỏi, gửi đi và thu thập, phân tích kết quả điều tra; (7) Các bước trên được dừng lại khi kết quả thu được thỏa mãn những yêu cầu đề ra.
2.2.4. Phương pháp ma trận
Phương pháp này được sử dụng để hình thành cơ sở đánh giá nhằm xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho trang tin điện tử TDTT. Các ma trận sử dụng gồm: [2], [33], [42], [61].
Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE: External Factor Evaluation Matrix) nhằm tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới trang tin điện tử TDTT. Qua đó giúp đánh giá được mức độ phản ứng với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn.
Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE: Internal Factor Evaluation Matrix) được xem là rất quan trọng trong mỗi mục tiêu đề ra. Phân tích ma trận giúp xem xét khả năng phản ứng và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu của trang tin điện tử TDTT. Từ đó giúp tận dụng tối đa điểm mạnh để khai thác và chuẩn
bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra giải pháp cải tiến điểm yếu của trang tin điện tử TDTT.
Ma trận vị thế cạnh tranh (CPM: Competitive Profile Matrix) nhằm xác định các đối thủ cạnh tranh chính của trang tin điện tử TDTT và các điểm mạnh và điểm yếu trong tương quan với vị thế chiến lược (Yếu tố thành công) [96], [109]. Tuy nhiên, do đặc thù của trang tin điện tử TDTT khó có đối tượng tương đồng, do vậy sử dụng chủ yếu dưới dạng tự đánh giá.