Như đã phân tích, năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau. Song trước hết nó phải được tạo ra từ thực lực của mỗi tổ chức. Bốn yếu tố mà luận án sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị... một cách riêng biệt mà cần đánh giá tổng hợp. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi Trung tâm thông tin TDTT phải tạo lập được lợi thế so sánh để có thể thỏa mãn tốt hơn các đòi hỏi của người dùng. Thực tế cho thấy, không một trang tin điện tử TDTT nào có khả năng thỏa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của người dùng. Vấn đề cơ bản là, Trung tâm Thông tin TDTT phải nhận biết được điều này và phát huy tốt điểm mạnh đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của người dùng.
Dựa trên cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử đã xác định, cũng như 4 nhân tố lựa chọn cho thấy: năng lực cạnh tranh phản ánh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và đánh giá bằng cả định tính, định lượng. Như vậy, tính liên đới của các vấn đề đánh giá là rất rộng, chẳng hạn với tiêu chí “Tính cập nhật” nó liên quan đến quy trình đăng tin bài của tòa soạn, tác nghiệp của phóng viên, thiết bị công nghệ sử dụng… Nhưng để đánh giá tất cả các thiết bị, quy trình và tác động của nhà quản lý đối với tiêu chí là nằm ngoài phạm vi của đề tài nghiên cứu. Vì nếu giải pháp đề xuất không tác động đến các vấn đề khách quan và chủ quan đó là không phù hợp. Do vậy, cần đánh giá tổng hợp các yếu tố để xác định năng lực cạnh tranh của
trang tin điện tử TDTT thông qua: nội dung thông tin; chất lượng dịch vụ; phương thức phát hành; năng lực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín; trình độ lao động; tốc độ tăng trưởng; cơ sở vật chất kỹ thuật và tài chính; năng lực tổ chức và quản trị. Vấn đề này được thực hiện qua ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ, bên ngoài và vị thế cạnh tranh.
Kết quả đánh giá từ Trung tâm Thông tin TDTT (10 cán bộ chủ chốt) về các yếu tố chủ yếu trong các ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ, bên ngoài và vị thế cạnh tranh được trình bày ở bảng 3.11 đến 3.13 và biểu đồ 3.5.
Bảng 3.11 Tự đánh giá các yếu tố nội bộ (ma trận IFE) liên quan đến trang tin điện tử TDTT
TT Yếu tố nội bộ chủ yếu Tầm quan trọng Trọng số trọng số Điểm
Đ
iểm mạ
nh
Năng lực ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động TDTT 0.1 4 0.4
Thu thập thông tin về TDTT thuận lợi 0.1 4 0.4 Kênh phân phối thông tin rộng khắp 0.1 4 0.4 Hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ 0.1 3 0.3 Tổ chức bộ máy hoạt động tinh gọn,
hiệu quả 0.1 3 0.3
Đ
iểm yế
u
Nhận thức về Trang tin điện tử TDTT
còn chưa cao 0.1 2 0.2
Hệ sinh thái về nội dung thông tin
chưa đáp ứng nhu cầu người sử dụng 0.1 1 0.1 Thiết kế website có chất lượng trung
bình 0.1 2 0.2
Tổ chức sản xuất nội dung thông tin
chậm 0.1 1 0.1
Quản trị và chính sách còn bất cập 0.1 2 0.1
Tổng cộng 1.0 2.5
Kết quả thu được ở bảng 3.11 cho thấy: Yếu tố nội bộ của trang tin điện tử TDTT chỉ đạt mức trung bình, với 2.5 điểm. Điểm mạnh lớn nhất là: Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động TDTT; Thu thập thông tin về TDTT thuận lợi; Kênh phân phối thông tin rộng khắp. Điểm mạnh nhỏ nhất là: Hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ; Tổ chức bộ máy hoạt động tinh
gọn, hiệu quả. Còn điểm yếu lớn nhất là: Hệ sinh thái về nội dung thông tin chưa đáp ứng nhu cầu người sử dụng; Tổ chức sản xuất nội dung thông tin chậm. Điểm yếu nhỏ hơn là: Nhận thức về Trang tin điện tử TDTT còn chưa cao; Thiết kế website có chất lượng trung bình; Quản trị và chính sách còn bất cập. Thông qua đánh giá nội bộ, với 2.5 điểm đạt được cho thấy trang tin điện tử TDTT còn chưa mạnh.
Bảng 3.12 Tự đánh giá các yếu tố bên ngoài (ma trận EFE) liên quan đến trang tin điện tử TDTT
TT Yếu tố bên ngoài chủ yếu
Tầm quan trọng Trọng số Điểm trọng số Cơ h ội
Sự chỉ đạo của cấp trên 0.1 4 0.4
Sự phát triển của khoa học công nghệ 0.1 2 0.2 Xu hướng hội tụ của truyền thông 0.1 2 0.2
Tăng nhu cầu về dịch vụ TDTT 0.1 1 0.1
Trình độ dân trí của người dùng 0.1 1 0.1
T
hách
th
ức
Tác động của toàn cầu hóa 0.1 3 0.3
Tác động của cơ chế thị trường 0.1 4 0.4
Cơ chế quản lý báo chí 0.1 4 0.4
Đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt 0.1 1 0.1 Áp lực từ các trang tin thay thế 0.1 2 0.2
Tổng cộng 1.0 2.4
Kết quả thu được ở bảng 3.12 cho thấy: Yếu tố bên ngoài của trang tin điện tử TDTT chỉ đạt mức yếu, với 2.4 điểm. Kết quả này có thể thấy rằng phản ứng của Trung tâm Thông tin TDTT đối với các cơ hội là khá thấp, bởi vì chỉ có một cơ hội nhận được đánh giá là 4, trong khi các cơ hội còn lại nhận được đánh giá là 2 và 1. Trung tâm Thông tin TDTT đã chuẩn bị tốt để đối mặt với các thách thức, đặc biệt thách thức về: Tác động của cơ chế thị trường; Cơ chế quản lý báo chí; và Tác động của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, những thách thức về Đối thủ cạnh tranh ngày càng gay gắt và Áp lực từ các trang tin thay thế lại ở mức thấp và rất thấp. Như vậy, từ kết quả đánh giá bên ngoài, tổng điểm thấp (2.4 điểm) cho thấy rằng các chiến lược của Trung tâm
Thông tin TDTT với trang tin điện tử TDTT chưa được thiết kế tốt để đáp ứng các cơ hội và phòng thủ trước các mối đe dọa.
Tiếp theo luận án đánh giá vị thế cạnh tranh của trang tin điện TDTT. Thông thường khi ứng dụng ma trận này cần phải so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của trang tin điện tử TDTT không có đối thủ tương đồng, do vậy luận án sử dụng cách thức tự đánh giá. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13 Vị thế cạnh tranh (ma trận CPM) của trang tin điện tử TDTT
TT Yếu tố thành công Tầm quan trọng Trọng số Điểm trọng số 1 Uy tín của ngành TDTT 0.1 4 0.4
2 Nguồn thông tin vượt trội 0.1 4 0.4
3 Khả năng cạnh tranh 0.1 1 0.1
4 Chất lượng nội dung 0.1 2 0.2
5 Chi phí sản xuất 0.1 1 0.1
6 Sự trung thành của người dùng 0.1 3 0.3
7 Khả năng ứng phó với sự thay đổi 0.1 2 0.2 8 Khả năng công nghệ thông tin vượt trội 0.1 3 0.3 9 Mức độ tích hợp dữ liệu đa dạng 0.1 3 0.3
10 Hỗ trợ tài chính 0.1 2 0.2
Tổng cộng 1.0 2.5
Kết quả thu được ở bảng 3.13 cho thấy: So sánh tổng số điểm thu được là 2.5 với tiêu chuẩn đặt ra thì thuộc mức đánh giá trung bình. Như vậy, dưới góc độ tự đánh giá thì khả năng cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT chỉ thuộc mức trung bình. Tức là chưa mạnh thông qua ma trận hình ảnh cạnh tranh, điều này giúp cho luận án nhìn nhận được những điểm mạnh và điểm yếu trang tin điện tử TDTT, xác định lợi thế cạnh tranh và những điểm yếu cần được khắc phục. Từ đó lựa chọn và xây dựng được các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho trang tin điện tử TDTT Việt Nam.
Để làm rõ mối quan hệ giữa giữa các yếu tố bên trong từ điểm ma trận IFE = 2.5 điểm trên trục X và yếu tố bên ngoài từ ma trận EFE = 2.4 điểm trên trục Y thông qua ma trận IE. Kết quả như trình bày trên biểu đồ 3.5.
I Phát triển IV Giữ vững VII Kết thúc II và V và VIII hoặc III Xây dựng VI Duy trì IX Thoái vốn Điểm IFE Điểm EFE Mạnh Trung bình Yếu Ca o Tru ng b ìn h Th ấp 1 2 3 4 1 2 3 4 2.5 2.4
Biểu đồ 3.5 Mối quan hệ giữa giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài (Ma trận IE) của trang tin điện tử TDTT
Từ kết quả thu được ở biểu đồ 3.5 cho thấy, giao điểm của trục IFE và EFE gặp nhau ở ô V đề xuất chiến lược giữ và duy trì. Trong trường hợp của đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT như vậy là không phù hợp. Tức là trang tin điện tử TDTT cần nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng lượng khách hàng, mà với trang tin thì đó chính là chất lượng nội dung thông tin và gia tăng độc giả truy cập.
So sánh kết quả tự đánh giá từ Trung tâm Thông tin TDTT với kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh, tin bài của trang tin điện tử TDTT cho thấy có sự tương đồng. Kết quả thu được từ đánh giá thực trạng được đề tài sử dụng làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT.
3.2.5. Bàn luận
Xu thế vận động phát triển về nội dung, hình thức, đối tượng, công chúng, trang tin điện tử TDTT Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hệ thống các
trang tin, báo điện tử có chuyên mục hay chuyên trang về TDTT. Trang tin điện tử TDTT Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chí sau để nâng cao năng lực cạnh tranh: nội dung thông tin, hình thức thể hiện (giao diện website, tương thích với các trang thiết bị điện tử…), phương thức phê duyệt tin bài (nhanh hay chậm), tương tác công chúng (có sự phản hồi, tương tác từ đọc giả với bài viết và giữa các độc giả với nhau).
Trang tin điện tử TDTT Việt Nam bên cạnh những thuận lợi như có sự quan tâm của cơ quan chủ quản, năng lực của các cơ quan, năng lực của đội ngũ cán bộ thì sẽ gặp không ít những khó khăn do sức ép của sự phát triển của truyền hình, mạng xã hội (Facebook, Twitter, Zalo, Viber...). Trang tin không thể không cải tiến nội dung, hình thức thông tin, giao diện và thời gian phê duyệt tin, bài, cố gắng nắm bắt nhu cầu bạn đọc. Trang tin điện tử TDTT Việt Nam đang có những mâu thuẫn trong quá trình cạnh tranh: muốn đổi mới hình thức cho bắt mắt nhưng phụ thuộc vào nội dung quy định, muốn mở rộng quy mô nhưng đối tượng phục vụ chính chỉ trong ngành TDTT, muốn đổi mới nội dung, nhưng bị giới hạn bởi quy định về phạm vi nội dung. Trang tin điện tử TDTT Việt Nam là trang tin của ngành TDTT, hạn chế việc quảng cáo song lại luôn phải lo cải thiện đời sống cán bộ, phóng viên, mở rộng quan hệ giao lưu với cơ quan báo chí trong nước và nước ngoài.
Trang tin phải từng bước hiện đại hóa cơ sở thiết bị, phương tiện nghiệp vụ, khơi dậy được nhiều tiềm năng của lực lượng làm báo trong ngành và đổi mới cách thức hành nghề để có thể hội nhập với các cơ quan báo chí trong nước. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách thực hiện đồng bộ các giải pháp: nhận thức; lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ; cán bộ; chế độ tài chính. Tuy nhiên, chọn các vấn đề đột phát, hiệu quả lại cần xuất phát từ thực tiễn. Kết quả đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT bước đầu đã làm sáng tỏ được vấn đề này.
So sánh với những kết quả nghiên cứu khác cho thấy:
Kết quả nghiên cứu đã có sự khác biệt. Việc đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT có sự tương đồng với một số nhân tố dùng để đánh giá thực trạng năng lực canh tranh của tạp chí các ban Đảng trong đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành Báo chí học “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tạp chí ban đảng trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế” của tác giả Phạm Thị Thu Huyền (2014) [53]. Tuy nhiên có sự khác biệt về đối tượng, đối với luận án của tác giả Phạm Thị Thu Huyền (2014) tập trung vào tạp chí các ban Đảng, trong khi đề tài luận án là trang tin điện tử TDTT Việt Nam. Một thể loại sử dụng công nghệ báo in, một thể loại sử dụng công nghệ truyền thông dạng website.
So sánh với tác giả Lưu Chu Hưng (2008) về “Nghiên cứu cải tiến quy trình tác nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng tin, bài trên
trang tin điện tử TDTT Việt Nam (www.tdtt.gov.vn)” [49] thì đề tài có sự
khác biệt và rộng hơn. Tác giả Lưu Chu Hưng trong đề tài nghiên cứu đã hoàn thành chỉ tập trung vào việc xây dựng được quy trình tác nghiệp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên bao gồm: 02 quy trình tổng thể cho phóng viên, biên tập viên và 07 quy trình thao tác nghiệp vụ cụ thể từ khâu đăng nhập tin, bài, chỉnh sửa, kiểm duyệt tin bài. Quy trình tác nghiệp này bước đầu đã đảm bảo đủ cơ sở khoa học, cũng như cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và nguồn nhân lực phóng viên, biên tập viên của Trang tin điện tử TDTT trong giai đoạn 2008-2010. Còn đề tài luận án có tính bao trùm, rộng hơn, vì để nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin cần tác động đồng bộ đến tất cả các yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó quy trình tác nghiệp chỉ là một trong các vấn đề cần giải quyết.
So sánh với các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả Đàm Quốc Chính (2007) [18], Nguyễn Thanh Nhân (2015) [63], Nguyễn Hoàng Minh Thuận (2015) [76], Lê Ngọc Tâm (2016) [71], Lê Thị Ngọc
Anh (2019) [1], Nguyễn Mạnh Tuân (2020) [80] cho thấy có sự khác biệt hoàn toàn về đề tài lựa chọn. Một số tác giả trong lĩnh vực TDTT chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ quản lý đào tạo vận động viên cấp cao, hoặc triển khai xây dựng Chính phủ điện tử trong phạm vi ngành TDTT. Một số tác giả khác như Nguyễn Thanh Nhân, Lê Thị Ngọc Anh lại tập trung vào đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến trong lĩnh vực du lịch hoặc xác định các nhân tố phụ thuộc đối với việc cảm nhận chất lượng website trong lĩnh vực bán hàng.
Giải thích kết quả nghiên cứu:
Tuân thủ nguyên tắc đánh giá năng lực và chất lượng website phải thông qua người sử dụng. Để triển khai việc đánh giá năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT qua 4 nhân tố thông qua 20 tiêu chí, luận án đã sử dụng phương pháp phỏng vấn. Trong đó thang điểm đánh giá được vận dụng là thang điểm đánh giá của Google. Ở mỗi tiêu chí sẽ đánh giá theo 3 mức độ: Kém/Nghiêm trọng, cần xử lý ngay từ 0 – 49 điểm; Trung Bình/Cần khắc phục/Cần xem xét lại từ 50 – 89 điểm; Tốt từ 90 – 100 điểm. Vì Trang tin điện tử TDTT là một website. Như vậy, về quy trình triển khai, vận dụng, lựa chọn là hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đã nêu ra. Đồng thời hoàn toàn kế thừa các kết quả nghiên cứu đã thu được ở phần cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT.
Kết quả nghiên cứu thu được đã tìm ra được các tiêu chí có quan hệ không cùng chiều với tập hợp các tiêu chí thuộc nhân tố đánh giá. Như vậy, các tiêu chí xác định này là một trong các cơ sở để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trang tin điện tử TDTT. Như vậy, cách đánh giá này hoàn toàn phù hợp với nội hàm đặt ra ở phần giả thuyết nghiên cứu.
Trong phần đánh giá thực trạng, luận án không chỉ dừng lại ở phần đánh giá của người dùng (định tính), mà còn đánh giá thông qua diễn biến tin