Nhà đất tương xứng nhau

Một phần của tài liệu Thế nào phong thủy tốt ? potx (Trang 41 - 43)

Khi làm nhà, người ta rất chú trọng đến việc tính toán sao cho ngôi nhà tương xứng với khu đất, tránh làm nhà lọt thỏm trong đất hoặc ngược lại – chiếm hết diện tích đất. Điều này liên quan chặt chẽ đến vấn đề sử dụng không gian sao cho hài hòa về quy mô, tiện ích và khí hậu.

Trường hợp đất hẹp. Sân trước không nên chừa diện tích quá dài rộng.

Xác định ngôi nhà thế nào với khu đất thực ra chỉ tương đối, vì phụ thuộc nhiều yếu tố như kích thước, chiều cao nhà, vị thế với đường giao thông và mục đích sử dụng, công năng của ngôi nhà. Ta xét trường hợp đất hẹp (đối với nhà ống trong đô thị) thì ngôi nhà phải có tối thiểu 1/10 đến 2/10 diện tích là khoảng trống thông thoáng. Điều này giúp hình thành nên những miệng đối lưu không khí và đường dẫn khí luân chuyển (Khí Khẩu - Khí Đạo) từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên (theo nguyên tắc khí nóng bốc lên, khí lạnh đi xuống).

Page 42 of 60 Nguyên tắc này thông qua những Thiên Tỉnh (giếng trời) để từ đó ngôi nhà được cân bằng khí với môi trường bên ngoài (có thể đưa mưa nắng trực tiếp xuống hoặc có mái che nhưng vẫn hở ngang để lấy sáng và thông thoáng). Cần lưu ý nếu nhà càng cao thì diện tích phần đất chừa ra làm khoảng giếng trời càng cần linh hoạt mở rộng chứ không thể cố định giống như nhà thấp tầng được.

Trường hợp đất rộng

Nếu điều kiện diện tích đất rộng (biệt thự, nhà vườn) thì vấn đề xác định sự cân đối liên quan đến cách thức chừa khuôn viên và đặt ngôi nhà lên phần này… Phép xem hình thế và định vị nhà trên đất luôn bắt đầu theo tiến trình: Định trung cung - phân vùng cát hung - Khoanh vị trí xây nhà - Lập nội minh đường và khuôn viên quanh nhà.

Như vậy thì dù đất có rộng cỡ nào (ví dụ trang trại) vẫn hoàn toàn có thể đặt ngôi nhà không bị lọt thỏm bằng cách chọn vùng tốt của khu đất, sau đó khoanh khu vực dự định làm nhà trong vùng tốt đó. Khu vực này sẽ có khuôn viên riêng với nội minh đường của ngôi nhà, có thể làm tường rào hoặc ngăn ước lệ bằng cây xanh, hồ nước… Khi đó dù vùng trang trại bên ngoài có rộng lớn bao nhiêu thì ngôi nhà vẫn được bao bọc ở bên trong của một khuôn viên vừa phải, không bị tán khí hay lọt thỏm trong diện tích đất lớn.

Đối với đất nhà biệt thự hay nhà phố rộng khi xây dựng thường có sân trước và sân sau. Tại sân trước ta không nên chừa diện tích quá rộng quá dài (sân gấp hai đến ba lần chiều dài nhà là thuộc loại dài). Theo nguyên lý âm dương trong phong thủy thì sân trước là vùng Dương, biểu lộ quan hệ đối ngoại, cần che chắn tránh “trực xung” nhưng nếu làm dài rộng quá thì sẽ quá trống trải.

Nếu mua nhà có sẵn sân trước dài rộng thì có thể khắc phục bằng cách tạo những đường dẫn khí thông qua hệ thống cây trồng, ví dụ trồng những cây thân thẳng và cao theo khoảng cách đều (cau cảnh hay cọ), và những cây hoa có mùi thơm, màu sắc tươi vui để dẫn dắt luồng khí; tránh trồng những cây ủ rũ, gai góc hoặc lá dày quá che khuất tầm nhìn của nhà (từ trong ra cũng như từ ngoài vào).

Ngược lại khi sân trước quá nhỏ, thậm chí không đủ để đậu xe thì ngôi nhà rất dễ bị “trực xung” do ngoại cảnh gây nên. Chấn lực, bụi bặm, tiếng ồn và tầm nhìn xoi mói từ bên ngoài con đường sẽ tác động vào người cư ngụ mỗi ngày, dù ngôi nhà có thể buôn bán thuận lợi do gần đường nhưng về lâu dài không phải là nơi cư ngụ an lành.

Sân sau quá lớn

Thuật phong thủy chia khuôn viên sau nhà ra làm hai phần, phần bảo vệ và phần hỗ trợ. Phần hỗ trợ tiếp xúc gần ngôi nhà và phần bao bên ngoài là bảo vệ. Phần hỗ trợ khi cần thiết là không gian mở rộng của nhà bếp, sàn nước, sân phơi hay chuồng nuôi gia súc (tùy nhu cầu mỗi nhà). Do vậy phần này không nên trồng nhiều cây cối áp sát vừa gây um tùm khó sử dụng sân, vừa dễ bị lá rụng, rễ cây xuyên phá nền sau nhà.

Phần bảo vệ thì nên trồng cây, thậm chí cây lá dày hoặc gai nhọn để ngăn gió lạnh,. Câu nói “trước cau sau chuối” chính là chỉ cách trồng cây cho nhà ở, với cây chuối lá dày trồng sau nhà để che chắn, cây cau thẳng cao trồng trước nhà để đón chào. Hai phần hỗ trợ và bảo vệ nên cân bằng không được quá chênh lệch, và điều cơ bản là phải tạo được thế “tọa sơn” cho Dương trạch, tức là phần đất sau nhà nên cao hơn phía trước, có thể cao tự nhiên hay nhân tạo, để gia chủ luôn có chỗ dựa, tầm nhìn bao quát, nhà và vườn hài hòa cảnh quan.

Một phần của tài liệu Thế nào phong thủy tốt ? potx (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)