Nhà bếp thường được ví như trái tim của ngôi nhà, và cũng là nơi cả gia đình đoàn tụ xum họp sau một ngày dài lao động cực nhọc. Theo lý luận phong thủy thì nhà bếp cũng đại diện cho của cải và sức khỏe, dưới đây là 12 gợi ý phong thủy nhỏ cho căn bếp của bạn.
1. Nhà bếp treo gương : Một trong những điều kỵ úy của phong thủy nhà bếp là treo gương bếp, nếu như gương chiếu vào đồ ăn trong nồi thì sát hại càng lớn. Được gọi là Thiên Môn Hỏa, khiến cho nhà ở bị tai nạn về lửa hoặc không may mắn.
2. Cửa chính thẳng với nhà bếp: Theo “Dương trạch tam cương” có viết: “ Khai môn kiến lư, tiền tài đa hao”. Nghĩa là của bếp và cửa chính tạo thành đường thẳng tạo thành hình khắc, dẫn đến tài vận của gia chủ không tốt, có tiềm tàng nguy cơ phá sản, đặc biệt còn ảnh hưởng tới sức khỏe, chủ yếu là bệnh dạ dày. Phương pháp hóa giải: di dời bếp sang địa điẻm khác là phương pháp duy nhất.
3.Tủ lạnh và thùng gạo trống không: Tủ lạnh không được trống không, thùng gạo cần luôn luôn đong đầy, bởi vì hai thứ này luôn có quan hệ vô cùng mật thiết và thức ăn, 2 đồ vật này lúc nào cũng đầy ắp tượng trung cho trong nhà ăn uống đủ đầy.
Page 34 of 60 4.Trong bếp treo đầy dụng cụ dao kéo: Trong bếp không nên treo dao kéo ở trên tường hay treo trên giá. Tốt nhất là xếp gọn vào trong ngăn kéo; trong nhà bếp cũng không nên treo hành tỏi, hành tây, ớt, bởi vì những thứ này hút dương khí.
5. Bếp nối liền với nhà vệ sinh: Thiết kế nhà ở hiện đai vì nguyên nhân thuận tiện và tiết kiệm không gian thương nối liền nhà bếp và nhà vệ sinh. Ra vào nhà vệ sinh phải thông qua nhà bếp trước. Về phương diện phong thủy mà nói là không may mắn, dễ dẫn đến cả nhà mắc nhiều bệnh.
6.Cửa bếp hướng về nhà vệ sinh: Bếp ăn thu hút vượng khí và cát khí, nếu như hút những thứ không sạch sẽ, dẫn đến phá sản, bệnh tật gia tăng.
7. Sàn nhà bếp cao hơn sàn các gian phòng khác: Sàn nhà bếp không được cao hơn các gian khác, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người trong nhà. Nếu như thiết kế ban đầu đã như vậy thì bạn có thể hóa giải bằng cách thêm một bậu cửa cho cửa bếp.
8. Bếp nấu đặt quá gần cửa bếp: tốt nhất nên cách nhau ít nhất 3m.
9. Trên bếp nấu có xà ngang: Trên bếp không nên đặt xà ngang, nếu không sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe gia chủ.
10. Vòi nước hướng về bếp hỏa khẩu bất cát: vòi nứoc không nên đối diện với bếp nấu, bồn rửa bát cũng không nên quá gần bếp.
11. Trưng bày nhà bếp không nên dùng màu tối: Nhà bếp lấy màu sáng làm chủ như trắng, trắng ngà là may mắn.
12. Bếp nấu Tọa thịnh hướng sát là không may mắn. Cát hung của bếp ăn được xác định bởi hướng. Phong thủy hiện đại xác định hướng bếp theo hỏa khẩu.
Tọa chỉ phương hướng bếp nấu dựa vào. Hướng chỉ hỏa khẩu bếp hướng vào. Trong phong thủy bát trạch có tổng cộng 8 phương vị, một nửa là cát một nửa là hung.
Tứ cát tinh: Sinh khí, Đình Niên, Thiên Y, Phục Vị Tứ hung tinh: Tuyệt mệnh, Họa Hại, Ngũ Quỷ, Lục Sát
Bếp nấu tọa thịnh hướng sát là không may mắn. Nên tọa hung hướng cát, nếu không dễ gặp họa phá sản thương thân.
Bài: KTS Thùy Linh (Remak Architecture) Phong thủy cho căn hộ chung cư
Đặc trưng của chung cư là vừa tách bạch phần riêng lại vừa phụ thuộc phần chung, ảnh hưởng giữa các căn hộ của toàn khối nhà với nhau. Do vậy, các yếu tố phong thủy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhà truyền thống nhưng vẫn có các khác biệt cần điều chỉnh linh hoạt. Nhà chung cư thường chọn giải pháp không gian kết hợp giữa khách và bếp thành không gian sinh hoạt chung. Xem thế.
Nên xem chung cư như một ngôi nhà lớn có nhiều phòng, nhiều tầng. Ngôi nhà ấy cần có được các thuận lợi về phong thủy như hướng tốt, đón gió mát, tránh nắng gắt, có khoảng lùi tương xứng với đường giao thông để giảm Xung sát bên ngoài xâm nhập vào không gian căn hộ. Cũng như những ngôi nhà độc lập, chung cư cần có khoảng Minh đường khoáng đạt phía trước, tốt nhất nên là một khu vực cây xanh, công viên nhỏ làm chỗ vui chơi, nghỉ ngơi cho cư dân, đồng thời là khoảng lùi, tạo tầm nhìn tốt cho người bên ngoài khi tiếp cận. Một chung cư có phong thủy tốt cũng nên có khoảng cách hài hòa giữa các khối nhà, cần tránh hình thành vùng Sơn xuyên (khe hẹp tạo gió hút do nhà cao tầng làm quá gần nhau).
Chọn hướng nhà
Hướng của chung cư là hướng thẳng góc với mặt cửa ra vào chính của chung cư, các lối giao tiếp khác được coi là hướng phụ. Chung cư có mặt dài quay về hướng nam hoặc lân cận nam sẽ đón được gió mát và ánh sáng ổn định (mặt phía bắc). Các cạnh ngắn (đầu hồi) quay về hướng xấu sẽ giúp giảm thiểu những căn hộ bên trong chịu ảnh hưởng nắng tây và gió nóng. Đối với những chung cư bị phơi mặt dài ra hướng đông tây, cần có giải pháp che
Page 36 of 60 nắng như tạo hành lang hay lam che nắng. Khi các dãy chung cư nằm kề nhau cần chú ý đến độ lệch của các khối nhà để không cản gió và che khuất tầm nhìn. Căn hộ tốt là căn hộ có cửa sổ các phòng quay mặt ra hướng tốt, có những điều kiện sinh môi hợp gia chủ. Những chung cư cũ dùng kiểu hành lang giữa kéo dài thường rất hay bị tối tăm và gió lùa. Chú ý cửa sổ của các căn hộ không nên nhìn vào cửa sổ căn hộ khác (tầm nhìn xuyên thấu và gió lùa xuyên phòng) mà nên bố trí nhìn được ra cảnh quan bên ngoài.
Chọn theo nhân khẩu trạch mệnh
Tầm nhìn cũng là một phần quan trọng khi chọn căn hộ chung cư. Khi chọn mua căn hộ chung cư, các yếu tố cần quan tâm là sự thông thoáng, tầm nhìn, tiện ích… sau đó tùy theo nhân khẩu mỗi gia đình mà phân bổ phòng ốc hợp với đặc tính và mệnh trạch của các thành viên cư trú. Thông thường, diện tích căn hộ không rộng rãi để làm nhiều phòng riêng như nhà phố, do đó mỗi căn hộ cần tận dụng tối đa các diện tích chung (như phòng khách, bếp có thể kết hợp thành không gian ăn - sinh hoạt chung - giải trí…). Trường khí của căn hộ được quyết định bởi các không gian chung này. Sau không gian chung (Động - Dương), cần bố trí tiếp đến các không gian riêng (Tĩnh - Âm) trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương và tránh ngăn chia quá nhiều gây ngột ngạt.
Thứ nhất là Trực xung cầu thang - hành lang. Cửa chính của căn hộ nằm cuối hành lang hoặc miệng cầu thang đổ vào sẽ thường bị gió lùa mạnh. Thứ hai là Trực xung do đường bên ngoài, căn hộ ở tầng thấp mà kế trục đường giao thông sẽ bị nhân Hung khí và ồn ào. Thứ ba là Trực xung đối môn, cửa chính của hai căn hộ gần và trực diện nhau khiến nhà này bước ra đụng nhà kia. Trong các trường hợp vừa nêu, giải pháp khắc phục là bố trí bình phong bên trong (có thể là chậu cây, vách kính…) để ngăn gió lùa, giảm Trực xung mà không phải đảo cửa, phá vỡ kết cấu chung.
Nếu căn hộ bị khiếm khuyết như vát góc, cột lớn lọt vào phòng… thì cách giải quyết dựa trên nguyên tắc cân bằng Âm Dương - Hình Thể. Các góc phòng bị thiếu thì nên dùng đồ vật hoặc gương soi để bù lại. Kết hợp dùng tủ kệ, hồ cảnh hay chậu cây giúp che chắn cũng như tạo cân bằng Khí tốt.
Tạo lập trường chung và riêng.
Nhà chung cư thường được tính diện tích khá sát theo tiêu chuẩn nhân khẩu sử dụng, do đó bài trí nội thất phải tận dụng các không gian đa năng để giảm thiểu việc ngăn chia manh mún. Chính các không gian chung - đa năng sẽ quyết định Trường khí toàn căn hộ có tốt hay không. Khởi đầu từ Trung cung của căn hộ, xem theo cấp độ Môn - Táo - Chủ, thứ tự ưu tiên để bài trí căn hộ, bắt đầu là cửa chính - bếp rồi đến chỗ ngủ và làm việc của chủ nhân. Phần Môn ở chung cư thường là cố định, Táo cũng xác lập vị sẵn, có thể xoay hướng bếp. Còn lại phần Chủ là có thể chỉnh sửa theo trạch mệnh của gia chủ để đón nhận được sinh khí và giảm các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Giường nằm và bàn làm việc chủ nhân nên đặt ở vị trí quay về các hướng tốt để đón dương quang và gió lành.