VÀ ĐẾN 2005

Một phần của tài liệu Báo cáo về Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình doc (Trang 27 - 40)

C CHƯƠNG III G II PH P TO VI L MÁ ỆÀ

2001VÀ ĐẾN 2005

Trên cơ sở thực trạng năm 1999, 2000 và biến động dân số, lao động và căn cứ vào tháp tuổi, dự báo dân số và lao động dến năm 2005 như sau: Số TT Chỉ tiêu ĐV Tính Năm 1999 2000 2005 1 Tổng dân số Người 1.785.600 1.803.000 1.880.000 2 Dân số đủ 15 tuổi trở lên Người 1.307.616 1.321.500 1.380.500 3 Dân số hoạt động kinh

tế Người 1.041.654 1.057.000 1.077.000 - Tỷ lệ so với người 15 tuổi trở lên % 79,66 79,88 78,01 4 Lao động trong độ tuổi Người 1.035648 1.045.740 1.090.400 -Tỷ lệ so với dân số % 58 58 58

Dân số hoạt động kinh tế và số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao so với dân số , đó là nguồn lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội nhưng cũng là một áp lực lớn về việc làm .

1.2- Dự báo nhu cầu việc làm .

Với sự phát triển và biến động về dân số , lao động như đã dự báo trên trong năm 2001 và đến năm 2005 số lao động cần giẩi quyết việc làm như sau:

*Năm 2001:

- Số lao động cần giải quyết việc làm làm tăng trong năm là: 47.900 người, bao gồm :

+ Số lao động thất nghiệp của năm trước chuyển sang: 23.800 người. + Số người đến tuổi lao động có khả năng lao động : 14.000 người. + Học sinh, sịnh viên ra trường, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ trở về: 8.000 người.

+ Lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp: 1.2000 người. + Các loại khác:900 người.

- Số lao động giảm trong năm là : 13.500 người, bao gồm : + Số người đi nghĩa vụ quân sự : 10.000 người

+ Đi đại học, cao đẳng, CNKT: 2.000 người.

+ Hết tuổi lao động (chỉ tính khu vực phi nông nghiệp): 1.500 người. - Cân đối: Số lao động cần giải quyết việc làm trong năm 2000 là 34.400 người. Ngoài ra phải giải quyết thêm việc làm cho 190.800 người thiếu việc làm.

* Đến năm 2005:

Cũng theo cách tính toán trên dự kiến đến năm 2005, bình quân mỗi năm phải giải quyết việc làm cho khoảng 20.000 lao động và tạo thêm việc làm cho khoảng 140.000 lao động đang thiếu việc làm.

1.3- Dự báo về tình hình kinh tế xã hội trong năm 2001 đến 2005.

- Thuận lợi:

+ Những năm qua sản xuất nông nghiệp được mùa liên tục, tạo ổn định về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện một bước.

+ Kết quả tập trung đẩy mạnh đầu tư những năm qua nhất là năm 1997, 1998, 1999 năng lực một số ngành tăng đáng kể như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản thực phẩm, khai thác kinh tế biển, xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là trong lĩnh vực giao thông, thủy lợi, điện, bưu chính viễn thông, hạ tầng đô thị.

+ Quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước từng bước được mở rộng cầu Tân Đệ và hiện đại đường 10 được hoàn thành sẽ phá thế ốc đảo sẽ cóq tác dụng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường đối với tỉnh ta.

+ Những cơ chế chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đang được đẩy mạnh và từng bước đi vào cuộc sống. Việc triển khai 5 chương tình kinh tế trọng điểm của Tỉnh tạo điều kiện cho việc thực hiện kế hoạch năm 2001 và những năm tiếp theo.

+ Phương hướng mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2001 của tỉnh đã được xác định và có tính khả thi. Tình hình ổn định chính trị ở nông thôn ngày càng được củng cố vững chắc, thị trường rộng lớn của nông thôn Thái Bình đã được mở mang.

- Khó khăn:

+ Tình hình ở nông thôn tuy đã cơ bản ổn định nhưng hậu quả còn nặng nề ảnh hưởng nhiều đến việc điều hành phát triển kinh tế xã hội của các cấp. Hiệu quả của các ngành SXKD chưa cao, chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn, chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu. Việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội (nhất là huy động sự đóng góp của nhân dân) gặp nhiều khó khăn, với nguồn ngân sách hạn hẹp.

+ Nền kinh tế của các nước trong khu vực đang phục hồi sau khủng hoảng do đó việc thu hút vốn đầu tư và cạnh tranh xuất khẩu càng trở nên gay gắt hơn, trong khi nền kinh tế của tỉnh ta còn yếu kém.

Trước tình hình đó, đòi hỏi phải tăng cường phát huy nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi tiền năng để duy trì và phát triển kinh tế xã hội với tốc độ tăng trưởng thích hợp là cơ sở để giải quyết việc làm cho nhân dân trong tỉnh.

II. QUAN ĐIỂM VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM.

- Trước hết cần quan niệm về việc làm: Điều 13 Bộ luật lao động xác định: “Mọi hoạt động lao động tạo nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”. Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở các thành phần kinh tế, trong cơ quan Nhà nước, Đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, trường học hoặc tại gia đình đều được coi là việc làm.

- Giải quyết việc làm cho người lao động vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, vừa mang tính cấp bách, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và của chính người lao động. Nhà nước, các cấp có trách nhiệm xây dựng chương trình giải quyết việc làm hàng năm và từng thời kỳ, đề ra các chỉ tiêu tạo việc làm, các giải pháp thực hiện, có hệ thống các chính sách ưu đãi khuyến khích có liên quan đến tạo nhiều chỗ việc làm mới thu hút lực lượng lao động và có trách nhiệm đối với người lao động.

- Giải quyết việc làm phải gắn với quy hoạch tổng thể, phát triển kinh tế xã hội đồng thời phải căn cứ vào 2 chỉ tiêu chủ yếu đó là hiệu quả kinh tế và chỗ làm mới để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế.

- Giải quyết việc làm phải gắn liền với vioệc không ngừng nâng cao chất lượng lao động, do đó phải xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu giải quyết việc làm, yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay.

III. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM. 3.1- Mục tiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mục tiêu chung: Từ những quan điểm trên, căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh năm 2001 và đến năm 2005 mục tiêu chung giải quyết viưệc làm là: Phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tạo mở việc làm mới đảm bảo việc làm cho người lao động có nhu cầu làm

việc. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người mở mang ngành nghề tạo việc làm cho mình và cho người khác. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm, người thiếu việc làm hoặc việc làm có hiệu quả thấp để có việc làm đầy đủ, việc làm có hiệu quả. Giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm cho người lao động.

* Mục tiêu cụ thể:

+ Năm 2001: Giải quyết việc làm mới cho 15.000 lao động.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 7,84% năm 2000 xuống còn 5%.

- Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn từ 73,1% năm 2000 lên 75% (giải quyết việc làm tương đương cho 20.000 người).

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 18,5% lên 22%, trong đó CNKT, nhân viên nghiệp vụ và phổ cập nghề từ 9,5% hiện nay lên 11%.

- Cơ cấu lao động phân theo nhóm ngành kinh tế xã hội năm 2001.

Chỉ tiêu 1998 2001

+ Nông lâm ngư nghiệp 76,5% 75,46%

+ Công nghiệp - xây dựng 15,7% 16,2%

+ Thương mại và dịch vụ 5,1% 5,63%

+ Quản lý Nhà nước, SN, Đảng, Đoàn thể 2,7% 2,62%

* Năm 2005:

- Hạ tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 4%. - Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 78%.

- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên đến 30%, trong đó đào tạo CNKT, nhân viên nghiệp vụ và phổ cập nghề lên 18%.

Để đạt được mục tiêu trên, bình quân mỗi năm phải giải quyết khoảng 28.000 chỗ làm việc mới.

+ Nông lâm ngư nghiệp 68%

+ Công nghiệp - xây dựng 19%

+ Thương mại và dịch vụ 10,42%

+ Quản lý Nhà nước, SN, Đảng, Đoàn thể 2,58%

3.2- Phương hướng:

Giải quuyết việc làm cho người lao động phải gắn liền với việc thực hiện chiến lược phát triển KTXH, gắn với sự phát triển và mở rộng các thành phần kinh tế, gắn lao động với đất đai, tài nguyên khoáng sản của Tỉnh. Phải lấy giải quyết việc làm làm tại chỗ là chính kết hợp mở rộng và phát triển việc làm ngoại Tỉnh, nước ngoài và trợ giúp của Nhà nước. Từ đó xác định phương hướng giải quyết việc làm năm 2001 và đến năm 2005 ở Tỉnh ta như sau:

a. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn:

Hiện tại Thái Bình có trên 90% dân số ở khu vực nông thôn và gần 70% lực lượng lao động làm việc ở các ngành nông lâm ngư nghiệp do đó phải đặc biệt chú trọng giải quyết việc làm ở nông thôn theo hướng sau:

+ Tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả 5 chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh đã đề ra.

+ Phát triển toàn diện nền sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng vụ, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh như: lúa gạo xuất khẩu, cây ăn quả, cây công nghiệp, nuôi trồng các loại cây con có giá tị kinh tế cao. Đặc biệt chú trọng đến việc đưa khoa học công nghệ tiến bộ vào sản xuất nông nghiệp.

+ Có chính sách, cơ chế khuyến khích như hỗ trợ vốn, quy hoạch vùng nguyên liệu, tiếp cận thị trường, đào tạo dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật để duy trì và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống và du nhập các nghề mới.

+ Khu vực miền biển: Khai thác mọi tiềm năng kinh tế biển. Nuôi trồng hải sản ở vùng nước nợ, cần đầu tư đẩy mạnh đánh bắt xa bờ kết hợp với đánh bắt nhỏ, chế biến hải sản, phát triển dịch vụ nghề biển.

b. Giải quyết việc làm cho lao động khu vực thị xã, thị trấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đô thị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KTXH và giải quyết việc làm chung cả Tỉnh, vì vậy cần tập trung đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp ở mọi thành phần kinh tế để tạo việc làm cho mọi lao động ở thị xã, thị trấn và hỗ trợ tạo việc làm cho lao động ở nông thôn.

c. Giải quyết việc làm cho các doanh nghiệp.

- Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, hướng chủ yếu là đánh giá, phân loại sắp xếp lại các doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp và hình thức phù hợp theo NĐ 44/CP về cổ phần hoá và NĐ 103/CP về giao bán, khoán cho thuê doanh nghiệp để đảm bảo việc làm có thu nhập ổn định, chống sa thải lao động một cách tuỳ tiện. Đồng thời có cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư phát triển các doanh nghiệp mới ở các khu công nghiệp Tiền Hải, Diêm Điền, Thị xã đã được quy hoạch.

- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Cần có chính sách khuyến khích, ưu tiên để một mặt chống xa thải người lao động, chống giải thể phá sản, mặt khác mở rộng phát triển thêm để tạo việc làm thu hútq lao động.

d. Sắp xếp lại mạng lưới hệ thống dạy nghề, mở rộng và đa dạng hoá các hình thức dạy nghề, đặc biệt là CNKT để đáp ứng yêu cầu tự tạo việc làm và tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

e. Có chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ để tìm kiếm thị trường, cung ứng lao động đi làm việc ở tỉnh ngoài, nước ngoài.

IV. CÁC GIẢI PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM NĂM 2001 VÀ ĐẾN NĂM 2005.

A. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KTXH.

Tăng cường đầu tư phát triển KTXH, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển ở các ngành kinh tế theo quy hoạch và kế hoạch đã được phê duyệt và giải pháp quyết tọ việc làm cho người lao động (ổn định việc làm và tăng thêm việc làm). Cụ thể là:

1- Trong nông nghiệp -nông thôn.

Tạo việc làm mới cho khoảng 4.000 lao động và 50.000 lao động khác có việc làm đầy đủ hơn, tập trung vào một số các giải pháp chính sau:

a) Đẩy mạnh biện pháp thâm canh tăng vụ đưa sản xuất vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở tất cả các huyện, thị, 30% diện tích canh tác được sử dụng vào sản xuất đông, đảm bảo nâng hệ số sử dụng ruộng đất nông nghiệp từ 2,34 vòng/năm hiện nay lên 2,4 vòng/năm vào năm 2001 và 2,5 vòng/năm vào năm 2005. Trong đó trồng cây ngồ 6.000 ha năm 2000 lên 10.000 ha năm 2001, khoa tây 6.879 ha lên 10.000 ha, dưa chuột 1.500 ha lên 2.000 ha, các loại cây khác 17.000 ha.

b) Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất nấm xuất khẩu theo đề án của Sở khoa học công nghệ và môi trường đã được phê duyệt. Trong năm 2001 phấn đấu đạt sản lượng 2.400 tấn nấm mỡ, 400 tấn nấm sò, 100 tấn mộc nhĩ khô, giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1.200 lao động. Đến năm 2005 bình quân mỗi năm sản xuất 24.700 tấn, tạo thêm việc làm cho khoảng 12.000 lao động. để đạt được mục tiêu trên, trong năm 2001 chỉ đạo xây dựng các mô hình sản xuất nấm tậpk trung theo hướng trang trại, mỗi xã có từ 5 - 7 trang trại, mỗi trang trại có sản lượng từ 45 - 50 tấn/năm, với tổng vốn đầu tư cho mỗi trang trại khoảng 20 triệu đồng bằng nguồn vay từ ngân hàng, vay vốn quỹ quốc gia và các nguồn khác.

Thông Công ty SXKD xuất nhập khẩu Nông sản thuộc Sở Khoa học công nghệ và môi trường để bao tiêu sản phẩm, đào tạo dạy nghề cho các chủ trang trại.

c) Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất lúa gạo hàng hoá xuất khẩu. Giữa vững 1.600 ha đất canh tác để cấy lúa, đưa năng suất lúa lên bình quân 65 tạ/ha/vụ, trong đó có 30 đến 40 vạn tấn thóc hàng hoá, hình thành vùng sản xuất lúa chuyên canh giống lúa có chất lượng cao ở Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ. Đầu tư hoàn chỉnh và đưa và sử dụng nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Cầu Nguyễn.

d) Phát triển chăn nuôi toàn diện, lấy chăn nuôi lợn làm trọng tâm. + Chăn nuôi lợn: Phấn đấu đến năm 2001 tổng đàn khoảng 630.000 con tăng 2% so với năm 2000, có 3.000 tấn thịt lớn xuát khẩu. Để thực hiện mục tiêu này cần khẩn trương hoàn chỉnh và thực hiện đề án cải tạo nâng cấp chất lượng đàn lợn giống của Tỉnh, hình thành các vùng chăn nuôi lơn ngoại theo mô hình chăn nuôi công nghiệp của các hộ nông dân; mở rộng quy mô và đầu tư kỹ thuật cho Công ty xuất nhập khẩu Nông sản để ổn định sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu cao; xây dựng đề án tổ chức sản xuất thức ăn gia súc phục vụ cho chăn nuôi trong Tỉnh và các tỉnh lân cận.

+ Chăn nuôi trâu, bò: Phấn đấu đàn bò đạt 55.000 con, đàn trân 12.000 con.

+ Chăn nuôi gia cầm: Phấn đấu đạt 6,5 triệu con, sản lượng thịt 770.000 tấn, sản lượng trứng 140 triệu quả.

e) Thực hiện chủ trương kiên cố hoá kênh mương phục vụ sản xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo về Thực trạng về lao động việc làm và vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình doc (Trang 27 - 40)