Kết quả đánh giá rủi ro có phương pháp

Một phần của tài liệu AN TOÀN MÁY – ĐÁNH GIÁ RỦI RO – PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VÀ VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP (Trang 41 - 44)

- Khả năng tránh hoặc giảm tổn hại: A

3 Môi trường nổ tồn tại 0,1 p 0,

A.7.3.2 Kết quả đánh giá rủi ro có phương pháp

Bảng A.19 là một bản sao của đánh giá rủi ro trung gian. Việc đánh giá rủi ro trong công việc có liên quan đến bảng này.

Đánh giá rủi ro đầu tiên, đánh giá tiền rủi ro đã được nêu trong tài liệu số 672. Tài liệu này không được giới thiệu.

Trong quá trình đánh giá tiền rủi ro, mối nguy hiểm điện đã được nhận biết (số tham chiếu 1). Mối nguy hiểm đã được dự đoán và đánh giá mức cần đến các biện pháp bảo vệ.

Đánh giá rủi ro tiếp sau, đánh giá rủi ro trung gian đã được nêu trong tài liệu số 684 (xem Bảng A.19). Nó tham chiếu đánh giá rủi ro trước đó, đánh giá tiền rủi ro, là một phần của tài liệu 672.

Trong quá trình đánh giá rủi ro trung gian, mối nguy hiểm có số tham chiếu 1 đã được đánh giá lại, lần này có biện pháp bảo vệ thích hợp. Nó đã được xác định là có sự an toàn đầy đủ và được chỉ thị trong cột “an toàn đầy đủ” của biểu mẫu trong Bảng A.19.

Trong Bảng A.19, hai mối nguy hiểm mới đã được đánh giá, mối nguy hiểm có các số tham chiếu 2 và 3 ở cùng một sự đánh giá rủi ro. Các mối nguy hiểm này được dự đoán và đánh giá mức để cần đến các biện pháp bảo vệ, đó sẽ là các rào chắn khóa liên động. Sự đánh giá rủi ro cuối cùng, sự đánh giá rủi ro tiếp sau được gán cho một số tài liệu mới. Tài liệu không được giới thiệu. Nó đã tham chiếu sự đánh giá rủi ro trước đó như là một phần của tài liệu 684.

Trong quá trình đánh giá rủi ro tiếp sau, các mối nguy hiểm có số tham chiếu 2 và 3 được đánh giá lại, bây giờ với các biện pháp bảo vệ của chúng, các rào chắn khóa liên động được lắp vào vị trí. Nếu các biện pháp bảo vệ được xác định là có sự an toàn đầy đủ thì chúng được chỉ thị trong cột “an toàn đầy đủ” của biểu mẫu.

Nếu không nhận dạng được các mối nguy hiểm mới thì việc đánh giá rủi ro được hoàn thành. Nếu nhận dạng được một mối nguy hiểm mới ở cùng một thời điểm như các mối nguy hiểm có số tham chiếu 2 và 3 được xác định và không đòi hỏi các biện pháp bảo vệ thì mối nguy hiểm mới này được chỉ thị có sự an toàn đầy đủ trong cột “an toàn đầy đủ”.

Nếu mối nguy hiểm mới được nhận dạng yêu cầu một biện pháp bảo vệ thì đây không phải là sự đánh giá rủi ro tiếp sau, nhưng được chỉ thị là sự đánh giá rủi ro trung gian. Sự đánh giá rủi ro bổ sung thêm, sự đánh giá rủi ro tiếp sau phải được thực hiện khi các biện pháp bảo vệ đã được thực thi cho mối nguy hiểm cuối cùng này.

Sự đánh giá rủi ro này là một sự đánh giá rủi ro tiếp sau và hoàn thành quá trình khi không có thêm mối nguy hiểm được nhận dạng cần đến biện pháp bảo vệ.

A.7.3.3 Thảo luận

Phương pháp này là phương pháp có lợi nhất khi được tiến hành bởi một nhóm đánh giá (xem 4.2). Các nhóm đánh giá sử dụng phương pháp này bao gồm các kỹ sư điện và cơ khí, các kỹ thuật viên làm việc tại hiện trường, các cán bộ kỹ thuật biên tập hướng dẫn sử dụng, lãnh đạo nhóm là một người có sự hiểu biết sâu về phương pháp.

Phương pháp khi được sử dụng như một phần của việc xem xét lại thiết kế đã tiết kiệm được thời gian và bảo đảm rằng an toàn đã là một phần của thiết kế hơn là phần bổ sung thêm vào để cho máy được an toàn đầy đủ.

Phương pháp và phương tiện đánh giá rủi ro này đã được sử dụng trong công nghiệp đóng gói trên toàn thế giới trong nhiều năm. Nhiều cơ quan giám sát cũng đã sử dụng phương pháp này. Nó có thể được sử dụng trong bất cứ ngành công nghiệp nào có liên quan đến máy.

Bảng A.19 – Ví dụ biểu mẫu đầy đủ cho phương pháp hỗn hợp

Số tài liệu: 684 Phần của tài liệu số: 672

Đánh giá rủi ro và các biện pháp bảo vệ

Sản phẩm:

Được bắt nguồn bởi: Ngày:

Bộ truyền dao động <Tên>

17-9-2007

Vùng màu đen = Phải có biện pháp an toàn Vùng màu xám = Nên có các biện pháp an toàn

Hậu quả

Sự nghiêm trọng Se

Loại Cl (Fr + Pr + Av) Tần suất

Fr Xác suất

Pr Sự tránhAv 3-4 5-7 8-10 11-13 14-15

Chết người, mù mắt

hoặc cụt tai 4 ≤ 1 h 5 Rất cao 5

Thương tật vĩnh viễn, cụt các ngón tay 3 >1 h đến ≤ 24h 5 Rất có thể 4 Thương tích chữa khỏi được, cần có chăm sóc y tế 2 > 24 h đến ≤ 2 tuần 4 Có thể 3Không thể 5 Thương tích chữa

khỏi được, cần có cứu giúp đầu tiên

1 > 2 tuần đến≤ 1 năm 3 Hiếm 2Có thể 3 > 1 năm 2 Không đángkể 1Rất có thể 1

Loạt Số

Mối nguy

hiểm số Mối nguy hiểm Se Fr Pr Av Cl Biện pháp bảo vệ

An toàn đầy đủ 1 2 Va chạm vào bộ phận có dòngđiện chạy qua Có 2 1 Làm dập nát ngón tay 3 4 2 3 9 Rào chắn khóa liên động

3 1 Ngón tay giữa chốt chuyển động và khung 2 3 2 3 8 Rào chắn khóa liên động

Bình luận về số tham chiếu

2 Làm dập nát ngón tay giữa đai truyền và bánh đai

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ví dụ ứng dụng quy trình đánh giá và giảm rủi ro B.1 Yêu cầu chung

Mục đích của ví dụ này là giới thiệu một cách không toàn diện một ứng dụng của quy trình đánh giá rủi ro và giảm rủi ro trong quá trình thiết kế máy làm khuôn một trục chính thẳng đứng theo các nguyên tắc chung được đề ra trong TCVN 7301-1 : 2008 và TCVN 7383 : 2004.

Ví dụ này không có ý định bao hàm thiết kế đầy đủ của kiểu máy hoặc một mẫu máy phải tuân theo. Mà chỉ đưa ra các thông tin đầy đủ để người đọc có một ý tưởng tổng thể về một phương pháp áp dụng các nguyên tắc được đề ra trong TCVN 7301-1 : 2008 và TCVN 7383 : 2004.

Các điều B.2 và B.3 được áp dụng khi tính đến toàn bộ chu kỳ tuổi thọ của máy. Tuy nhiên trong B.4, ví dụ được giới hạn chỉ cho giai đoạn sử dụng, đặc biệt là cho chỉnh đặt và vận hành máy.

Một phần của tài liệu AN TOÀN MÁY – ĐÁNH GIÁ RỦI RO – PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VÀ VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w