Thiết kế sơ bộ máy

Một phần của tài liệu AN TOÀN MÁY – ĐÁNH GIÁ RỦI RO – PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VÀ VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP (Trang 46 - 48)

- Khả năng tránh hoặc giảm tổn hại: A

3 Môi trường nổ tồn tại 0,1 p 0,

B.2.4 Thiết kế sơ bộ máy

Với việc xem xét tất cả các thông tin nêu trên, đặc tính kỹ thuật của máy như sau: - nguồn cung cấp điện (tần số, giai đoạn, điện áp danh định): 50 Hz/3/400V/PE; - sự tiếp đất của nguồn điện: hệ thống TT;

- công suất động cơ: 4kW;

- kích thước bàn máy: 1250 mm x 700 mm;

- đặc tính của trục chính: đường kính: 50 mm; chiều dài có ích: 180 mm; phạm vi điều chỉnh thẳng (điều chỉnh bằng tay): 200 mm;

- các tốc độ trục chính (thay đổi bằng tay vị trí của đai truyền trên các bánh đai): 3000 min-1, 4500 min- 1, 6000 min-1 và 7500 min-1, tốc độ được lựa chọn phụ thuộc vào vật liệu, đường kính và chiều cao của dụng cụ;

- đường kính của dụng cụ, ví dụ, từ 120 mm đến 220 mm (đường kính lớn nhất của dụng cụ). CHÚ THÍCH: Các đặc tính khác không liên quan đến ví dụ (gia công tinh bề mặt của bàn máy, độ phẳng, độ đảo của trục chính v.v…) đã được bỏ qua.

Do đó, thiết kế sơ bộ của máy đã được lập như sau (xem các Hình B.2 và B.3).

Máy gồm có một hộp máy bằng thép và một bàn máy bằng gang lắp đặt trên hộp máy. Bên trong hộp máy có một cơ cấu dẫn động (động cơ điện), hệ thống truyền động và bộ phận trục chính (cơ cấu cho chuyển động thẳng đứng và chuyển động quay của trục chính).

Hộp máy có một cửa để tiếp cận hệ thống truyền động trong quá trình thay đổi tốc độ. Cửa này có cánh cửa để đóng kín.

Bàn máy được dùng như một mặt phẳng chuẩn nằm ngang để định vị các chi tiết bằng gỗ được gia công và có một lỗ cho trục chính đi qua. Máy được trang bị các bộ phận dẫn hướng để thực hiện các nguyên công khác nhau.

Trục chính cần có các kích thước để có thể sử dụng được hầu hết các dao cắt tiêu chuẩn sẵn có trên thị trường.

Cơ cấu dẫn động là một động cơ điện không đồng bộ ba giai đoạn, 400 V và công suất 4 kW. Động cơ gắn với phanh để dừng nhanh chuyển động của trục chính mỗi khi có lệnh dừng được đưa ra. Phanh có thể được nhả khi thực hiện một số thao tác (ví dụ, thay đổi tốc độ). Động cơ này truyền công suất cho trục chính thông qua các bánh đai và đai truyền hình thang.

Hình B.2 – Các bản vẽ thiết kế sơ bộ

Trên động cơ và trên trục chính có hai bộ bốn bánh đai để tạo ra bốn tốc độ gia công khác nhau. Tốc độ gia công được chọn bằng tay bằng cách chuyển đai truyền từ bánh đai này sang bánh đai khác. Động cơ và các bánh đai lắp trên động cơ có thể được dịch chuyển dễ dàng bằng một cần gạt (không cần dùng đến dụng cụ) để thay đổi đai truyền. Cơ cấu phát hiện vị trí của đai truyền và chỉ thị tốc độ đã lựa chọn thông qua một bộ đèn.

Việc điều chỉnh theo phương thẳng đứng của trục chính được thực hiện bằng cơ cấu bánh răng – thanh răng. Nó không có các bộ phận di động tiếp cận được.

Mạch điều khiển bố trí trong một hộp được đặt phía trước máy. Mạch điều khiển bao gồm các cơ cấu dẫn động điều khiển (các nút ấn khởi động và dừng v.v…), các đèn để chỉ thị tốc độ được lựa chọn và các mạch điều khiển và mạch công suất (các cơ cấu bảo vệ điện, công tắc v.vv…). Tất cả các linh kiện điện (dây dẫn và cáp, cơ cấu điều khiển, động cơ, các cơ cấu bảo vệ thiết bị điện v.v…) được lựa chọn, lắp ráp và liên hợp theo IEC 60204-1. Xem Hình B.3 đối với sơ đồ mạch.

Hình B.3 – Thiết kế sơ đồ mạch B.3 Xác định các giới hạn của máy

Một phần của tài liệu AN TOÀN MÁY – ĐÁNH GIÁ RỦI RO – PHẦN 2: HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VÀ VÍ DỤ VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w