Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ (là nơi mà tại đó có thể xảy ra

Một phần của tài liệu Quy che phoi hop QLBVKCHTGTĐB 2018 tỉnh Quảng Trị (Trang 36 - 40)

tai nạn giao thông; tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn TNGTĐB là hiện trạng công trình

đường bộ, hiện trạng khu vực và tình hình TNGTĐB xảy ra trong một năm - 12 tháng, thuộc một trong các trường hợp sau: Hiện trạng công trình đường bộ, hiện trạng tổ chức giao thông và xung quanh vị trí có yếu tố gây mất ATGT; xảy ra 05 vụ

va chạm trở lên hoặc có ít nhất 01 vụ tai nạn nhưng chỉ có người bị thương).

- Ngoài ra còn giải tỏa các vị trí làm thông thoáng thêm tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tại các khu vực đường cong, nơi giao nhau của đường bộ với đường bộ, giao cắt đường bộ với đường sắt và nơi che khuất tầm nhìn để tăng cường thêm tính an toàn của KCHTGTĐB và góp phần tăng cường năng lực vận tải thông qua tuyến.

b2) Việc giải tỏa đối tượng không vi phạm này, cơ quan quản lý đường bộ sau khi kiểm tra, xem xét đề nghị của đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ thì đề xuất đối tượng giải tỏa và phạm vi giải tỏa từng trường hợp cụ thể; rồi phối hợp với Ban ATGT cấp huyện, các phòng chức năng UBND cấp huyện và UBND cấp xã cùng kiểm tra hiện trường để xem xét thống nhất đối tượng và phạm vi giải tỏa từng trường hợp cụ thể để đưa vào Kế hoạch giải tỏa HLATĐB ở các đoạn tuyến đường quốc lộ trên địa bàn từng huyện, rồi báo cáo về UBND tinh để tổng hợp xây dựng Kế hoạch giải tỏa HLATĐB ở các đoạn tuyến đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh, trình Chính phủ và Bộ GTVT bố trí Kế hoạch và kinh phí hàng năm để thực hiện.

b3) Việc giải tỏa đối tượng vi phạm quy định tại Tiết b1 thuộc Điểm b Khoản 1 Điều này, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với với Ban An toàn giao thông cấp huyện, các phòng chức năng UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Chi cục và Đội Quản lý tuyến thuộc Chi cục QLĐBII.5, Đội TTGT khu vực thuộc Thanh tra Sở GTVT Quảng Trị (đối với quốc lộ ủy thác) và Hạt QLĐB trên tuyến kiểm tra thực tế hiện

trường đề xuất, thống nhất đối tượng giải tỏa và phạm vi giải tỏa từng trường hợp cụ thể để đưa vào Kế hoạch giải tỏa HLATĐB ở các đoạn tuyến đường quốc lộ trên địa bàn từng huyện, rồi báo cáo về UBND tinh để tổng hợp xây dựng Kế hoạch giải tỏa HLATĐB ở các đoạn tuyến đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh, trình Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải bố trí kế hoạch kinh phí hàng năm để thực hiện.

2. Tiến độ thực hiện:

a) Đến hết năm 2019 xử lý giải tỏa, thu hồi, đền bù thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ; khu vực các nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mất an toàn công trinh đường bộ ở các tuyến quốc lộ từ cấp III trở lên;

b) Từ năm 2020 căn cứ nguồn kinh phí được NSNN cấp hàng năm, từng bước xử lý giải tỏa, thu hồi, đền bù thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với đối với phần đất nằm trong HLATĐB gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ; khu vực các nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mất an toàn công trinh đường bộ ở các tuyến quốc lộ từ cấp III trở lên đến hết năm 2019 chưa thực hiện xong và các tuyến quốc lộ từ cấp IV trở xuống.

CHƯƠNG IV

PHƯƠNG TIỆN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

Điều 18. Phương tiện và kinh phí thực hiện

1. Cơ quan, đơn vị nào sử dụng phương tiện được trang bị của cơ quan, đơn vị đó trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

2. Phương tiện, nhân lực và kinh phí phục vụ công tác cưỡng chế giải tỏa vi phạm công trình đường bộ và vi phạm đất của đường bộ đã đền bù, thu hồi chủ yếu do cơ quan quản lý đường bộ bố trí; các cơ quan có liên quan ở địa phương bố trí nhân lực đề phối hợp thực hiện trên cơ sở Quyết định cưỡng chế, Kế hoạch cưỡng chế.

3. Phương tiện, nhân lực và kinh phí phục vụ công tác cưỡng chế giải tỏa vi phạm trong phạm vi HLATĐB và đất của đường bộ chưa đền bù, thu hồi chủ yếu do UBND địa phương cấp có trách nhiệm và thẩm quyền bố trí; Chi cục Quản lý đường bộ II.5 hoặc Đội TTGT khu vực thuộc Thanh tra Sở GTVT Quảng Trị bố trí nhân lực đề phối hợp thực hiện trên cơ sở Quyết định cưỡng ché, Kế hoạch cưỡng chế và văn bản đề nghị phối hợp thực hiện của UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

4. Đơn vị trực tiếp quản lý đường quốc lộ bố trí nhân lực, máy móc thiết bị hiện có của đơn vị mình phối hợp thực hiện cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm trong phạm vi đất của đường bộ và HLATĐB khi cơ quan quản lý đường bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có yêu cầu.

gia thì cơ quan, đơn vị đó chịu trách nhiệm thanh toán chế độ công tác phí hoặc phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và những người hoạt động không chuyên trách thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆNĐiều 19. Tổ chức thực hiện Điều 19. Tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai trong cơ quan, đơn vị mình, chỉ đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc thực hiện cũng như giải quyết tốt mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện Quy định này.

2. Chế độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị phối hợp và kinh phí thực hiện Quy định này: Thực hiện theo chế độ kiêm nhiệm; kinh phí thực hiện theo quy định của nhà nước, của ngành và Quy chế chi tiêu nội bộ của từng cơ quan, đơn vị tham gia phối hợp. Trong quá trình thực hiện phối hợp, cơ quan, đơn vị nào cử người tham gia thì cơ quan, đơn vị đó chịu trách nhiệm thanh toán chế độ công tác phí hoặc phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và những người hoạt động không chuyên trách thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý.

3. Quá trình thực hiện nếu có những quy định chưa phù hợp với quy định mới của pháp luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị phối hợp thì các cơ quan, đơn vị phối hợp có ý kiến phản ánh bằng văn bản về Sở Giao thông vận tải Quảng Trị để tổng hợp, lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến những nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung ở Quy định này; rồi báo cáo, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định bổ sung, sửa đổi cho phù hợp để tiếp tục thực hiện có hiệu quả.

Điều 20. Công tác sơ kết, tổng kết và kiểm tra

1. Sơ kết, tổng kết thực hiện Quy định này được thực hiện theo định kỳ, cụ thể như sau:

a) Sơ kết kết quả thực hiện hàng năm và định hướng trọng tâm nhiệm vụ phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ KCHTGTĐB, giải tỏa vi phạm HLATĐB năm tiếp theo do Sở Giao thông vận tải Quảng Trị chủ trì (có lãnh đạo

UBND tỉnh Quảng Bình dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị); tổ chức mỗi năm

01lần, vào cuối năm (sau 20/12) hoặc trước ngày 15/01 của năm tiếp theo.

Trước khi triển khai Hội nghị sơ kết hàng năm, Sở Giao thông vận tải chuẩn bị dự thảo báo cáo, lấy ý kiến tham gia của Cục Quản lý đường bộ II và UBND cấp huyện; rồi tiếp thu vào dự thảo báo cáo trình UBND tỉnh xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. Sở Giao thông vận tải hoàn thiện bản báo cáo và tổ chức triển khai Hội nghị sơ kết đúng nội dung và tiến độ quy định.

b) Đến hết năm 2020 UBND tỉnh chủ trì tổ chức Tổng kết 3 năm triển khai thực hiện Quy định này và định hướng sau trọng tâm nhiệm vụ phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ KCHTGTĐB, giải tỏa vi phạm HLATĐB giai đoạn 05 năm tiếp theo 2021 -2015; sau đó cứ 5 năm 1 lần tổng kết việc thực hiện và định hướng trọng tâm nhiệm vụ phối hợp 05 năm tiếp theo.

Để tổ chức Hội nghị tổng kết, UBND tỉnh giao Sở Giao thông vận tải phối hợp Cục Quản lý đường bộ II và các cơ quan, đơn vị phối hợp chuẩn bị hoàn thiện nội dung, chuyển UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức triển khai Hội nghị tổng kết đúng nội dung yêu cầu và tiến độ quy định trên.

2. Công tác kiểm tra

Trong quá trình thực hiện, lãnh đạo UBND cấp huyện, UBND cấp xã, lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ II, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Quảng Trị tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này của các phòng, ban, đơn vị cơ sở.

Điều 21. Khen thưởng, kỷ luật

1. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ KCHTGTĐB, giải tỏa vi phạm HLATĐB đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh (trong đó gồm cả những người hoạt động không chuyên trách có liên quan ở xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số

92/2009/NĐ-CP) có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quy định này thì được khen

thưởng theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ KCHTGTĐB, giải tỏa vi phạm HLATĐB đường quốc lộ trên địa bàn tỉnh (gồm cả những người hoạt động không chuyên

trách ở cấp xã) mà cố tình không thực hiện nhiệm vụ hoặc cản trở việc thực hiện

Quy định này để xảy ra hiện tượng xâm phạm công trình đường bộ, lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất của đường bộ và HLATĐB tại địa phương mà không xử lý hoặc chậm xử lý hoặc đã xử lý rồi nhưng để tái lấn chiếm thì các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ có liên quan đền công tác quản lý và bảo vệ KCHTGTĐB, giải tỏa vi phạm công trình đường bộ, đất của đường bộ, HLATĐB tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị xử lý trách nhiệm theo quy định hiện hành của pháp luật./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH CHỦ TỊCH

Một phần của tài liệu Quy che phoi hop QLBVKCHTGTĐB 2018 tỉnh Quảng Trị (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w