TRÌNH TỰ PHỐI HỢP GIẢI TỎA HLATĐB Ở KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 994/QĐ-TTg

Một phần của tài liệu Quy che phoi hop QLBVKCHTGTĐB 2018 tỉnh Quảng Trị (Trang 34 - 36)

11. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khác có liên quan

TRÌNH TỰ PHỐI HỢP GIẢI TỎA HLATĐB Ở KẾ HOẠCH LẬP LẠI TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 994/QĐ-TTg

HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 994/QĐ-TTg

Điều 16. Trình tự phối hợp giải tỏa phạm vi đất của đường bộ

1. Trường hợp nhà cửa, lều quán, công trình, cây cối của các tổ chức, cá nhân vi phạm đất của đường bộ: Trình tự phối hợp xử lý vi phạm, giải tỏa phạm vi đất của đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 14 Quy định này.

2. Trường hợp nhà cửa, lều quán, công trình, cây cối của các tổ chức, cá nhân nằm trong phạm đất của đường bộ, mà đất đai và tài sản hiện có này thuộc đối tượng được đền bù hoặc được hỗ trợ theo quy định của Luật Đất đai hiện hành

(có trước khi hành lang an toàn đường bộ được công bố và nằm trong

GCNQSDĐ) thì trình tự phối hợp giải tỏa phạm vi đất của đường bộ trong trường

hợp này thực hiện như sau: UBND cấp huyện chỉ đạo phòng ban, cơ quan quản lý đất đai của UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã (trong đó có bộ

phận địa chính cấp xã), Đội Quản lý tuyến của Chi cục QLĐBII.5 ở địa bàn, Đội

Thanh tra giao thông khu vực thuộc Thanh tra Sở GTVT Quảng Trị (đối với QL ủy

thác) và Hạt QLĐB trên tuyến tiến hành kiểm kê diện tích đất và tài sản trên đất

đường bộ, đồng bộ lập Dự toán kinh phí đền bù, hỗ trợ giải tỏa, di dời và trình UBND cấp có thẩm quyền tổng hợp dự toán, kinh phí thực hiện và quyết định điều chỉnh lại GCNQSDĐ của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

3. Trường hợp không có nhà cửa, lều quán, công trình của các tổ chức, cá nhân nằm trong phạm đất của đường bộ (đất của đường bộ Nhà nước mà trực tiếp là UBND địa phương cấp huyện và cấp xã đang quản lý và giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời vào mục đích nông nghiệp, thu thuế sử dụng đất nông

nghiệp) thì trình tự phối hợp giải tỏa phạm vi đất của đường bộ trong trường hợp

này thực hiện như sau: UBND cấp huyện chỉ đạo phòng ban, cơ quan quản lý đất đai của UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã (trong đó có bộ phận

địa chính cấp xã), Đội Quản lý tuyến của Chi cục QLĐBII.5 ở địa bàn, Đội TTGT

khu vực thuộc Thanh tra Sở GTVT Quảng Trị (đối với QL ủy thác) và Hạt QLĐB trên tuyến tiến hành đo đạc, kiểm kê diện tích đất của đường bộ của các tổ chức, cá nhân; tiếp theo lập Phương án trình UBND cấp có thẩm quyền thu hồi, điều chỉnh phần diện tích đất của đường bộ hiện đang tạm giao sử dụng vào mục đích nông nghiệp nói trên; Cục Quản lý đường bộ II, Sở Giao thông vận tải Quảng Trị chỉ đạo đơn vị trực tiếp QLĐB cắm mốc đất của đường bộ và giao cho Chi cục QLĐBII.5

(đối với đường QL Cục QLĐBII được giao quản lý), Đội TTGT khu vực thuộc

Thanh tra Sở GTVT Quảng Trị (đối với QL ủy thác) và đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ quản lý và sử dụng, UBND cấp xã để phối hợp quản lý và bảo vệ; đồng bộ với UBND cấp huyện lập Dự toán kinh phí hỗ trợ giải tỏa, di dời phần diện tích hoa màu chưa đến mùa vụ thu hoạch và trình UBND cấp có thẩm quyền tổng hợp dự toán, kinh phí thực hiện và điều chỉnh lại quyết định giao đất tạm thời là phần diện tích đất chịu thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan.

4. Tiến độ thực hiện:

a) Đến hết năm 2019 xử lý giải tỏa, thu hồi, đền bù xong diện tích đất của đường bộ và cắm xong mốc đất của đường bộ đối với đường quốc lộ từ cấp III trở lên; b) Từ năm 2020 căn cứ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước cấp hàng năm, từng bước xử lý giải tỏa, thu hồi, đền bù xong diện tích đất của đường bộ và cắm xong mốc đất của đường bộ đối với đường quốc lộ từ cấp III trở lên chưa thực hiện xong trong năm 2019 và đường quốc lộ từ cấp IV trở xuống.

Điều 17. Trình tự phối hợp giải tỏa phạm vi hành lang an toàn đường bộ ở Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ, đường sắt theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 994/QĐ-TTg ngày 19/6/2014 và Kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch này của UBND tỉnh

1. Đối tượng, phạm vi giải tỏa và yêu cầu nhiệm vụ

a) Thực hiện cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong HLATĐB, xóa bỏ đường đấu nối trái phép vào đường bộ; hoàn thiện và bảo vệ hệ

thống mốc GPMB, mốc đất của đường bộ, mốc chỉ giới HLATĐB; quản lý, bảo vệ phần đất của đường bộ, HLATĐB đã giải tỏa, bảo vệ mốc GPMB, mốc đất của đường bộ và mốc lộ giới.

b) Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền trên đất đối với phần đất nằm trong HLATĐB gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an toàn công trình đường bộ; khu vực các nút giao, vị trí điểm đen, vị trí tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mất an toàn công trinh ở các đoạn tuyến đường quốc lộ, cụ thể như sau:

b1) Giải tỏa nhà cửa, lều quán, công trình, cây cối tiếp giáp, lân cận các vị trí nguy hiểm trên đường bộ như:

- Vị trí điểm đen tai nạn giao thông đường bộ (là nơi mà tại đó thường

xảy ra tai nạn giao thông. Tiêu chí xác định điểm đen là tình hình TNGTĐB xảy ra

trong một năm (12 tháng), thuộc một trong các trường hợp sau: 02 vụ TNGTĐB có người chết, 03 vụ tai nạn trở lên trong đó có 01 vụ có người chết, 04 vụ tai nạn trở

lên nhưng chỉ có người bị thương);

Một phần của tài liệu Quy che phoi hop QLBVKCHTGTĐB 2018 tỉnh Quảng Trị (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w