MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TRÀN

Một phần của tài liệu Tác động tràn của fdi đến khu vực kinh tế trong nước (Trang 28 - 30)

TÁC ĐỘNG TRÀN

Bên cạnh việc chú trọng đến những giải pháp nhằm thu hút vốn FDI và các tác động trực tiếp của nó đến nền kinh tế trong nước, chúng ta cần phải quan tâm đến tác động tràn của nó đến nền kinh tế và những giải pháp nhằm nâng cao tác động tràn. Sau đây là 1 số giải pháp đề nghị:

Đế nâng cao hiệu quả tác động tràn một mặt các doanh nghiệp trong nước phải chú trọng đến việc đổi mới công nghệ mặt khác phải nâng cao trình độ của người lao động để từ đó tăng khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh nghiệp trong nước. Đây là một vấn đề cực kì quan trọng bởi nó chính là nguyên nhân chính làm cản trở việc xuất hiện tác động tràn. Sự chênh lệch về trình độ công nghệ và sự thiếu liên kết giữa hai khu vực doanh nghiệp gây trở ngại lớn cho việc chuyển giao công nghệ

Đối với kênh chuyến giao công nghệ thì cần phải có một sự liên kết chặt chẽ giữa công ty mẹ và công ty con đối với các công ty xuyên quốc gia. Các công ty mẹ thường chú trọng đến việc cung cấp công nghệ, cung cấp dây chuyền sản xuất cho các công ty con, còn các công ty con là nơi vận hành các kết quả nghiên cứu, là nơi vận hành các dây chuyền sản xuất mới nhất. Do đó các công ty con này khi chuyển giao cho dây chuyền công nghệ cho các công ty nhà nước thì không những phải hướng dẫn việc vận hành, sử dụng công nghệ đó mà còn phải đào tạo công nhân lành nghề để việc sử dụng các công nghệ đó một cách có hiệu quả hơn.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng, từ đó có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường

Để nâng cao tính liên kết, doanh nghiệp việt nam phải tăng chất lượng sản phẩm, nguyên liệu đầu vào và đa dạng hóa các sản phẩm phụ trợ để phù hợp với sản phẩm của các doanh nghiệp FDI.

Chú trọng thu hút vốn đầu tư FDI nhưng đồng thời cần nhấn mạnh hơn nữa tới tác động tràn. Thay vì thu hút vốn FDI tới các ngành như hiện nay, nên quỹ định rõ những lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnh vực cho phép đầu tư. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp mở cửa hơn nữa cho sự gia nhập thị trường của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước trong một số ngành mà từ trước đến nay vẫn do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Đồng thời thực hiện cam kết về giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Mục đích của biện pháp trên là làm giảm mức độ tập trung của FDI vào một số ngành sản xuất thay thế nhập khẩu, thu hút nguồn vốn này vào tất cả các ngành, qua đó tạo cơ hội để có tác động lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích, đánh giá về tác động tràn của vốn đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế trong nước đã cho chúng ta thấy rõ hơn bức tranh toàn cảnh về đầu tư nước ngoài tại việt nam. Có thế nói rằng, vấn đề thu hút vốn FDI được coi là 1 vấn đề ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần làm tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm ổn định, chuyển giao công nghệ, đóng góp vào ngân sách nhà nước… Tuy nhiên để phát triển một nền kinh tế bền vững, tự chủ thì bên cạnh ngoại lực cần phải phát huy nội lực của chính bản thân mình, nhằm tạo ra sự cân đối hài hòa cho sự phát triển chung của cả nước ở hiện tại cũng như sự phát triển lâu dài trong tương lai.

Tăng thu nhập quốc dân, tăng ngân sách nhà nước hay tạo công ăn việc làm ổn định cho rất nhiều người lao động là những tác động tích cực của vốn FDI tới nền kinh tế trong nước, nhưng đó chỉ là nhưng tác động trực tiếp của vốn FDI. Những tác đông gián tiếp của vốn FDI ( tác động tràn) tới nền kinh tế cũng đóng góp một vai trò quan trọng không kém. Đó là việc di chuyển những lao động có chuyên môn từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước từ đó làm cho nền kinh tế phát triển một cách vững mạnh, có chiều sâu hay là việc tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI,…

Bài viết trên là một vài những phân tích, đánh giá về tác động tràn của vốn FDI tới nền kinh tế trong nước, từ đó muốn mọi người hiểu rõ hơn nữa về những tác động tích cực của vốn FDI và tìm ra những biện pháp tốt hơn để nâng cao tác động tràn.

Cuối cùng, em xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Phạm Thế Anh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này. Do giới hạn về câu chữ cũng như về trình độ nên bài viết không thế tránh khỏi nhưng sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý về phía thầy cô và bạn bè.

Một phần của tài liệu Tác động tràn của fdi đến khu vực kinh tế trong nước (Trang 28 - 30)