Kênh cạnh tranh

Một phần của tài liệu Tác động tràn của fdi đến khu vực kinh tế trong nước (Trang 26 - 28)

Thực tế cho thấy, trong khi khu vực doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh lớn nhất giữa các doanh nghiệp này với nhau, thì các doanh nghiệp trong nước lại cho rằng họ đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ doanh nghiệp FDI và chính các doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm (chủng loại, mẫu mã mới), thì doanh nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất sức ép về công nghệ có trình độ cao hơn từ phía doanh nghiệp FDI.

Tại thị trường bán lẻ, doanh nghiệp trong nước đang mất dần ưu thế đối với các doanh nghiệp FDI. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (FDI), đang dần chiếm ưu thế trong cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước sau gần một năm có mặt tại Việt Nam vì vị trí đẹp, ưu đãi về chính sách và có khả năng chịu lỗ tốt... Đó là những phàn nàn của doanh nghiệp bán lẻ trong nước tại buổi làm việc giữa Bộ Công Thương với Hiệp hội các nhà bán lẻ, về việc cấp phép kinh doanh cho doanh nghiệp FDI mới đây. Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, Tổng Giám đốc Saigon Co.opMart, một doanh nghiệp đứng Top đầu tại thị trường bán lẻ khu vực phía Nam, do địa điểm đẹp, diện tích rộng hơn nên một ngày siêu thị của BigC có doanh thu 7-8 tỷ đồng, trong khi doanh nghiệp của Bà chỉ thu về khoảng 200 - 300 triệu đồng. Câu chuyện của G7Mart có thể là một ví dụ. Cũng

cả nước. Cùng với động thái này, một số thông tin từ ban lãnh đạo điều hành doanh nghiệp còn cho hay, đến hết năm 2006, dự kiến sẽ có khoảng 9.500 cửa hàng thành viên G7Mart tiếp tục được khai trương.Thế nhưng đến thời điểm này, cái tên G7Mart đã gần như không còn đọng lại chút ấn tượng nào đối với người tiêu dùng trong nước. Có nguồn tin cho biết, số lượng các bảng hiệu cửa hàng G7Mart được gỡ về, chất đống trong công ty ngày càng nhiều.

Bột giặt Daso, Vì dân đang phải đối mặt với Omo, Tide; sữa Vinamilk, sữa mộc châu Nutifood phải cạnh tranh với Nestle, Abott, Dumex...; bia Sài Gòn, Hà Nội đang "chống trả" Heineken, Tiger, Foster…Thị trường hàng điện tử Việt Nam dù nhỏ nhưng có sự hiện diện đầy đủ của các tên tuổi lớn của điện tử toàn cầu: Sony, Panasonic, Toshiba, Samsung, LG... Các DN Việt Nam rất vất vả trong cuộc cạnh tranh này, thất bại là khả năng khó tránh khỏi". Hiện các sản phẩm lắp ráp trong nước đang chiếm khoảng 70% thị phần hàng điện tử Việt Nam, tuy nhiên phần lớn vẫn là những thương hiệu của các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới. Thật vậy, Thị trường xuất khẩu các sản phẩm điện tử lắp ráp từ năm 2000 đến nay hầu hết là thị phần của các doanh nghiệp FDI. Một vài cuộc bình chọn kết quả sản phẩm điện tử được yêu thích trong năm 2008 ở thị trường nội địa cũng hầu như vắng tên doanh nghiệp Việt Nam. Những khó khăn trong cạnh tranh của hàng điện tử nội địa, đặc biệt là các sản phẩm điện tử tiêu dùng và điện lạnh thông dụng, một phần là do các doanh nghiệp nội địa chấp nhận vai trò làm gia công hoặc liên doanh làm gia công cho các đối tác nước ngoài.Ví dụ như Công ty liên doanh Sản xuất bóng đèn hình Orion-Hanel trước đây, đã có thời kỳ làm ăn rất thịnh vượng. Nhưng do đối tác nước ngoài rút lui khỏi thị trường khi sản xuất ti-vi công nghệ mới không còn sử dụng bóng đèn hình và những chính sách ưu đãi, bảo hộ cho ngành công nghiệp điện tử ở Việt Nam giảm dần, thì cái tên liên doanh này cũng không còn nữa.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Tác động tràn của fdi đến khu vực kinh tế trong nước (Trang 26 - 28)