Khán giả (Audience)

Một phần của tài liệu Thiết kế nghiên cứu Chương 1 potx (Trang 29 - 31)

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu nhạy cảm với khán giả (nói chung khán, thính giả và độc giả) mà họ báo cáo công trình nghiên cứu. Những nhóm khán giả này có thể là các vị chủ bút của các tạp chí, độc giả của các tạp chí, các ủy ban phụ trách nghiên cứu sinh sau đại học, những người tham dự hội nghị, và các đồng sự trong lĩnh vực nghiên cứu. Sinh viên nên xem xét những cách tiếp cận thường được những người cố vấn của họủng hộ và sử dụng. Những kinh nghiệm của các nhóm khán giả này với các nghiên cứu định lượng, định tính hay theo các phương pháp hỗn hợp sẽđịnh hình quyết định được đưa ra về sự chọn lựa nói trên.

TÓM TT

Một sự xem xét sơ bộ trước khi thiết kế đề án nghiên cứu là xác định khuôn khổ cho cuộc nghiên cứu. Ba cách tiếp cận nghiên cứu được thảo luận trong chương này: nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, và nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Các cách tiếp cận này bao gồm những giả định triết học về những lời khẳng định tri thức, các chiến lược điều tra, và các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Khi triết học, các chiến lược, và các phương pháp

được kết hợp, chúng tạo ra những khuôn khổ khác nhau để tiến hành nghiên cứu. Việc chọn lựa cách tiếp cận nào để sử dụng dựa vào vấn đề nghiên cứu, kinh nghiệm cá nhân của nhà nghiên cứu, và những nhóm khán giả mà ta cố gắng viết báo cáo để trình bày cho họ.

Bài tp Trau di K năng Viết

1. Hãy xác định một vấn để nghiên cứu trong một bài báo đăng trong tạp chí và thảo luận về việc cách tiếp cận nào sẽ tốt nhất để nghiên cứu vấn đề này và tại sao. 2. Hãy lấy một đề tài mà Anh/Chị thích nghiên cứu, và, bằng việc sử dụng bốn kết

hợp của những lời khẳng định tri thức, các chiến lược điều tra, và các phương pháp trong Hình 1.2, hãy thảo luận về việc đề tài này có thểđược nghiên cứu như

thế nào bằng cách sử dụng mỗi trong các kết hợp nói trên.

3. Hãy tìm một bài báo đăng trong tạp chí viết về nghiên cứu định lượng hoặc định tính hoặc theo các phương pháp hỗn hợp. Xác định “những dấu hiệu” về lý do tại sao đây là cách tiếp cận này chứ không phải là những cách tiếp cận kia.

BÀI ĐỌC THÊM

Cherryholmes, C. H. (1992). Ghi chép về chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa hiện thực khoa học. Tp chí Nhà nghiên cu Giáo dc, 14, Tháng 8-9, 13-17.

Cherryholmes so sánh sự khác nhau giữa chủ nghĩa thực dụng và nghiên cứu khoa học truyền thống. Những điểm mạnh của bài báo này là có nhiều trích dẫn từ các tác giả về

chủ nghĩa thực dụng và việc làm rõ những phiên bản khác nhau của chủ nghĩa thực dụng. Cherryholmes nêu rõ lập trường riêng của ông bằng cách chỉ ra rằng chủ nghĩa thực dụng

được thúc đẩy bởi các kết quả dự kiến, việc miễn cưỡng nói lên câu chuyện thật, và ý tưởng cho rằng có một thế giới bên ngoài độc lập với suy nghĩ của chúng ta.

Crotty, M. (1998). Nhng nn tng ca nghiên cu xã hi: Ý nghĩa và quan đim trong

qui trình nghiên cu. London: Nhà Xuất bản Sage.

Michael Crotty cung cấp một khuôn khổ thật hữu ích để gắn kết nhiều vấn đề về khoa học luận, những quan điểm lý thuyết, phương pháp luận, và những phương pháp trong nghiên cứu xã hội lại với nhau. Ông thiết lập tương quan giữa bốn thành phần của qui trình nghiên cứu và trình bày trong Bảng 1 một mẫu tiêu biểu những đề tài của mỗi thành phần. Sau đó, ông chuyển sang thảo luận về chín định hướng lý thuyết khác nhau trong nghiên cứu xã hội, như chủ nghĩa hậu hiện đại, thuyết nam nữ bình quyền, điều tra phê phán, thuyết giải thích, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa thực chứng.

Kemmis, S., & Wilkinson, M. (1998). Nghiên cứu hành động theo quan điểm khuyến khích sự tham gia của mọi người và nghiên cứu về thông lệ thực hành. Trong B. Atweh, S. Kemmis, & O. Weeks (Eds), Nghiên cu Hành động trong thc hành: Các quan hđối

tác nhm mc đích công bng xã hi trong giáo dc (các trang 21-26) New York: Nhà

Xuất bản Routledge.

Stephen Kemmis và Mervyn Wilkinson đưa ra một bản tổng quan tuyệt vời về nghiên cứu theo quan điểm khuyến khích sự tham gia của mọi người. Đặc biệt, họ ghi ra sáu đặc

điểm chính của phương pháp điều tra này và sau đó thảo luận về cách thức nghiên cứu hành động được thực hành ở cấp độ cá nhân, cấp độ xã hội, và cả hai cấp độ.

Lincoln, Y. S., & Guba, E. G. (2000). Những điều gây tranh cãi, những mâu thuẩn, và những điểm gặp nhau mới nổi lên về học thuyết. Trong N. K. Denzin, Y. S. Lincoln, & E. G. Guba (Eds.), Sách Hướng dn v Nghiên cu định tính (ấn bản thứ hai, các trang 163-188). Thousand Oaks, Ca: Nhà Xuất bản Sage.

Yvonna Lincoln và Egon Guba đã đưa ra những niềm tin cơ bản của năm học thuyết về điều tra thay thế khác nhau trong nghiên cứu khoa học xã hội. Những học thuyết này mở

rộng phân tích trước đây được đưa ra trong ấn bản đầu tiên của cuốn Sách Hướng dẫn nói trên và bao gồm chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hậu thực chứng, lý thuyết phê phán, chủ

nghĩa cấu trúc, và các học thuyết về khuyến khích sự tham gia của mọi người. Mỗi học thuyết trên được trình bày theo bản thể học (nghĩa là bản chất của hiện thực), khoa học luận (nghĩa là, bằng cách nào chúng ta biết được những điều chúng ta biết), và phương pháp luận (nghĩa là qui trình nghiên cứu). Học thuyết về khuyến khích sự tham gia của mọi người bổ sung một học thuyết thay thế khác vào những học thuyết được đưa ra ban

đầu trong ấn bản thứ nhất. Sau khi trình bày ngắn gọn năm cách tiếp cận này, các tác giả đối chiếu chúng xét theo bảy vấn đề, như bản chất của tri thức và tri thức tích lũy như thế

nào.

Neuman, W. L. (2000). Các phương pháp nghiên cu xã hi: Nhng cách tiếp cn định

tính và định lượng (ấn bản thứ tư). Boston: Nhà Xuất bản Allyn and Bacon.

Lawrence Neuman cung cấp một cuốn sách giáo khoa về các phương pháp nghiên cứu toàn diện như một cuốn sách giới thiệu về nghiên cứu khoa học xã hội. Chương 4 đặc biệt

hữu ích trong việc hiểu biết về ý nghĩa thay thế khác nhau của phương pháp luận có nhan

đề là “Những ý nghĩa của phương pháp luận”. Trong chương này, ông đối chiếu ba hệ

phương pháp – khoa học xã hội theo chủ nghĩa thực chứng, khoa học xã hội có tính giải thích và khoa học xã hội có tính phê phán – xét theo tám câu hỏi (thí dụ, Điều gì cấu thành một lời giải thích hay một lý thuyết về hiện thực xã hội? Bằng chứng tốt hay thông tin dựa trên dữ liệu trông ra sao?)

Phillips, D. C., Burbules, N. C. (2000). Ch nghĩa hu thc chng và nghiên cu v giáo dc. Lanham, MD: Nhà Xuất bản Rowman & Littlefield.

D. C. Phillips và Nicholas Burbules tóm tắt những ý tưởng quan trọng của tư duy theo chủ

nghĩa hậu thực chứng. Qua hai chương có nhan đề là “Chủ nghĩa hậu thực chứng là gì?” và “Những cam kết về triết học của các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa hậu thực chứng,” các tác giả này đưa ra những ý tưởng chính về chủ nghĩa hậu thực chứng, đặc biệt là những ý tưởng phân biệt chủ nghĩa hậu thực chứng với chủ nghĩa thực chứng. Những ý tưởng này bao gồm việc biết rằng tri thức của nhân loại dựa trên phỏng đoán chứ không phải là không thể thách thức (không thể tranh cãi, thay đổi hay đánh bại), và biết rằng sự

bảo đảm hay biện minh của chúng ta cho tri thức có thể được rút lại dưới ánh sáng của những cuộc điều nghiên thêm.

Một phần của tài liệu Thiết kế nghiên cứu Chương 1 potx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)