Một số loại nhất định của các vấn đề nghiên cứu xã hội đòi hỏi các cách tiếp cận nghiên cứu chuyên biệt. Một vấn đề nghiên cứu, như sẽđược thảo luận trong Chương 4, là một vấn đề
hay mối quan tâm cần phải được giải quyết (thí dụ, liệu kiểu can thiệp này có tác dụng tốt hơn kiểu can thiệp kia hay không). Thí dụ, nếu vấn đề là xác định các yếu tốảnh hưởng đến một kết cục, sự hữu dụng của việc can thiệp, hay sự hiểu biết những yếu tố tiên đoán tốt nhất về
các kết cục, thì cách tiếp cận định lượng là tốt nhất. Cách tiếp cận định lượng cũng là cách tiếp cận tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết hay cách giải thích. Mặt khác, khi cần hiểu biết một khái niệm hay hiện tượng bởi vì hầu như người ta chưa thực hiện nghiên cứu nào về
khái niệm hay hiện tượng đó, thì cách tiếp cận định tính xứng đáng được sử dụng. Nghiên cứu định tính mang tính khảo sát và hữu ích khi nhà nghiên cứu chưa biết những biến số quan trọng để xem xét. Cách tiếp cận thuộc loại này có thể cần thiết bởi vì đề tài còn mới mẻ, đề
tài chưa bao giờđược xử lý với một mẫu hay nhóm người nhất định, hay các lý thuyết hiện hữu không áp dụng được với mẫu hay nhóm đặc biệt đang được nghiên cứu (Morse, 1991). Thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp hữu ích trong việc nắm bắt những gì tốt nhất của cả hai cách tiếp cận định lượng và định tính. Thí dụ, một nhà nghiên cứu có thể muốn cả
hai, vừa tổng quát hóa các kết quả được tìm thấy cho một tổng thể vừa xây dựng quan điểm chi tiết về ý nghĩa của một hiện tượng hay khái niệm cho các cá nhân. Trong nghiên cứu này, trước hết nhà điều tra khảo sát tổng quát để biết những biến nào cần nghiên cứu và sau đó nghiên cứu các biến này bằng cách sử dụng một mẫu lớn các cá nhân. Hay một cách khác là, các nhà nghiên cứu có thể trước tiên khảo sát một số lớn cá nhân, sau đó tiến hành tiếp việc khảo sát với một ít cá nhân để biết được cách ăn nói và ý kiến phát biểu cụ thể của họ vềđề
tài đang được nghiên cứu. Trong những tình huống này, lợi thế của việc thu thập cả dữ liệu
định lượng đóng (close-ended) lẫn dữ liệu định tính mở (open-ended) tỏ ra là có lợi để hiểu
được tốt nhất vấn đề nghiên cứu.