6. Kết cấu luận văn
1.6.2. Bài học cho Tổng công ty Truyền thông
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của 2 doanh nghiệp và bài học cho Tổng công ty truyền thông như sau:
Thứ nhất, việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội là nhân tố góp phần mang lại sự ổn định để phát triển kinh tế của doanh nghiệp, của quốc gia vì thế thực hiện TNXH càng có ý nghĩa hơn.
Thứ hai, để thúc đẩy việc triển khai TNXH của DN tại Việt Nam, bên cạnh hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức công đoàn và các hiệp hội,… các tổ chức phi chính phủ cũng đã vào cuộc nhằm đẩy mạnh quyền lợi của người lao động tại Việt Nam.
Thứ ba, áp dụng chế độ lao động tốt (theo tiêu chuẩn SA8000); ký thỏa ước lao động tập thể có lợi cho người lao động nằm ngoài các quy định bắt buộc của pháp luật lao động.
Thứ tư, nâng cao nhận thức của tập thể lao động của doanh nghiệp về vai trò quan trọng cũng như lợi ích từ việc thực hiện TNXH mang lại.
Thứ năm, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, sáng tạo, cạnh tranh, phát triển, năng động có nhiều cơ hội thăng tiến.
Thứ sáu, thực hiện lắp đặt các trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo an toàn lao động, đảm bảo vệ sinh lao động, dây truyền xử lý chất thải công nghiệp…
Tiểu kết chương 1
Khái niệm TNXH theo thời gian đã mở rộng đối tượng ảnh hưởng của mình ra nhiều DN và tổ chức liên quan, còn mục đích đặt ra cho các DN đó là phải quan tâm tới các hoạt động của mình có ảnh hưởng như thế nào tới các vấn đề xã hội xung quanh như với cộng đồng. TNXH bao gồm các khía cạnh nghĩa vụ kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. TNXH chịu sự tác động của quy định của pháp luật, nhận thức của xã hội.
Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp của Tổng công ty Truyền thông.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG