Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG I: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN pptx (Trang 68 - 71)

- Tài khoản tổng hợp có nhiệm vụ theo dõi và cung cấp các thông tin

8.3.3.Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

8 Dự toán chi sự nghiệp, dự án

8.3.3.Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là quá trình tương đối phức tạp và là trọng tâm của kế toán doanh nghiệp sản xuất.

* Bước 1: Tập hợp chi phí đầu vào theo tính chất kinh tế, theo công dụng, nơi sử dụng và đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành.

- Những chi phí tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm, tuỳ theo nội dung là nguyên vật liệu hay là nhân công sản xuất sẽ được tập hợp vào bên Nợ các tài khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay là chi phí nhân công trực tiếp theo từng phân xưởng sản xuất , từng đối tượng tập hợp chi phí

- Những chi phí chung nhằm mục đích tổ chức, quản lý và phục vụ sản xuất tại các phân xưởng, tổ đội sản xuất cà các chi phí khác có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau sẽ được tập hợp vào bên Nợ tài khoản Chi phí sản xuất chung

* Bước 2: Tổng hợp và phân bổ các chi phí đã tâp hợp ở bước 1 cho

từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành.

Công việc này thường tiến hành vào lúc cuối tháng để tổng hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành

- Đối với chi phí trực tiếp: là những chi phí đã được tổ chức theo dõi chi tiết theo từng đối tượng( tập hợp chi phí theo từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành). Cuối tháng, kế toán chỉ cần tổng hợp lại theo đúng các khoản mục chi phí và theo đúng các đối tượng phải chịu chi phí.

- Đối với chi phí sản xuất chung: Kế toán sau khi tổng hợp phải phân bổ chi phí đã tập hợp được cho các đối tượng có liên quan bằng cách chọn tiêu chuẩn phân bổ hợp lý để phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Thông thường người ta phân bổ chi phí sản xuất chung theo tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất hay tỷ lệ tổng chi phí trực tiếp đã tiêu hao của các đối tượng có liên quan.

* Bước 3: Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm

Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình thường xuyên, liên tục theo kiểu dây truyền nên tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sản xuất cũng tồn tại hình thái sản phẩm dở dang.

Bộ phận chi phí gắn liền với sản phẩm dở dang không thể theo dõi thêm được cho nên trước khi tính giá thành của những sản phẩm đã hoàn thành, kế toán phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.

Giá thành của những sản phẩm hoàn thành được tính teo công thức sau đây: Tổng giá thành SP hoàn thành = Giá trị SP dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ - Giá trị SP dở dang cuối kỳ 8.3.4. Tài khoản sử dụng.

Kế toán quá trình sản xuất chủ yếu sử dụng các tài khoản kế toán sau:

* Tài khoản 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Tài khoản này được dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí( sản phẩm, dịch vụ, phân xưởng, bộ phận sản xuất…) và có kết cấu như sau:

Bên nợ: Phản ánh giá trị nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và thực hiện dịch vụ cho khách hàng.

Bên có:

+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sang tài khoản tính giá thành

TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không có số dư cuối kỳ

* Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp: Tài khoản này được dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ, được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí( sản phẩm, dịch vụ, phân xưởng, bộ phận sản xuất…)

Bên nợ: Tiền lương, phụ cấp lương và tiền ăn ca phải trả lao động trực tiếp. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương, phụ cấp lương phải trả lao động trực tiếp.

Bên có: kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tài khoản giá thành.

TK chi phí nhân công trực tiếp không có số dư cuối kỳ.

* Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung: Tài khoản này dùng để tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ với kết cấu như sau:

Bên nợ: tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ( giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho nhu cầu ở phân xưởng, giá trị công cụ dụng cụ sử dụng cho sản xuất, tiền lương, phụ cấp lương phải trả lao động gián tiếp, trích BHXH, BHYT, KPCĐ trên tiền lương, phụ cấp lương của lao động gián tiếp, khấu hao TSCĐ của bộ phận sản xuất, chi phí dịch vụ điện, nước, điện thoại mua ngoài dung cho sản xuất và các khoản chi trực tiếp bằng tiền cho sản xuất).

Bên có:

+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

+ Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tài khoản tính giá thành

* Tài khoản 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang: Tài khoản này được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và tính ra tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ hoàn thành được mở chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất và kết cấu như sau:

Bên nợ: Tổng hợp chi phí sản phẩm( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) phát sinh trong kỳ.

Bên có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất.

+ Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ hoàn thành

Dư nợ: Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang hiện có

Một phần của tài liệu CHƯƠNG I: BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN pptx (Trang 68 - 71)