- Cuộn dây quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua.
3. Bài mới :
Tl Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
32’ Hoạt động 1: Ôn tập.
- Lần lượt nêu các câu hỏi, cá nhân HS lắng nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- Nhận xét, ghi kết quả, nội dung chính lên bảng.
-H: Đặt câu với các từ cọ xát, nhiễm điện.
-H: Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau?
-H: Đặt câu với các cụm từ
- HS nghe và trả lời câu hỏi của GV.
- Nhiều vật nhiễm điện khi bị cọ xát.
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát.
- Có 2 loại điện tích : điện tích âm , điện tích dương.
- Điện tích khác loại thì hút nhau, cùng loại thi đẩy nhau.
- Vật bị nhiễm điện dương thì mất bớt
GV: Trần Ngọc Ứng Giáo án vật lí 7
Vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm electrôn, mất bớt electrôn.
-H: Dòng điện là gì? Dòng điện trong kim loại là gì?
-H: Nguồn điện dùng để làm gì? Nguồn điện có mấy cực? Hãy kể tên một vài nguồn điện mà em biết ?
-H: Chất dẫn điện, chất cách điện là gì ? Ví dụ.
-H: Thế nào là electrôn tự do? -H: Trong mạch điện gồm có những bộ phận chính nào? Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 pin 1 khoá K, 2 bóng đèn mắc nối tiếp với nhau.
-H: Hãy chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch?
-H: Dòng điện có mấy tác dụng? Kể tên từng tác dụng và cho ví dụ minh hoạ. Ứng dụng mỗi tác dụng đó người ta chế tạo ra các thiết bị nào?
-H: Giải thích tại sao cánh quạt điện thường hay bị bụi bám, đặc biệt là ở mép quạt chém vào không khí?
-H: Lớp vỏ nguyên tử Ô xi có 8 electrôn nên có điện tích là -8e. Xác định điện tích của hạt nhân nguyên tử này ?
-H: Em có thể hình dung một quả cầu đã nhiễm điện âm làm cho một ống nhôm nhiễm điện dương được không? Hãy nói rõ cách làm?
electrôn, vật nhiễm điện âm thì nhận thêm electrôn.
- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Dòng điện trong kim loại là dòng các electrôn tự do dịch chuyển có hướng.
- Nguồn điện có 2 cực : cực âm (-) và cực dương (+).
- Pin, ắc qui, …
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Ví dụ : Chất dẫn điện : đồng, nhôm, sắt ; chất cách điện : nhựa, sành sứ, … - Trong mạch điện gồm có nguồn điện, các thiết bị điện, khoá và dây dẫn.
- Dòng điện gây ra các tác dụng :
+ Tác dụng nhiệt được ứng dụng để chế tạo bàn là, bếp điện, …
+ Tác dụng từ : tạo ra chuông điện, nam châm điện, …
+ Tác dụng hoá học để mạ vàng, bạc … cho các đồ bằng kim loại.
+ Tác dụng sinh lí : để chế tạo ra máy chạy điện trong châm cứu.
- Những cánh quạt thường hay bị bụi bám bởi vì khi quay nó cọ xát với không khí liên tục, bản thân nó ít bị nhiễm điện nên nó hút được bụi.
- Lớp vỏ của nguyên tử ô xi có 8 electrôn.Điện tích của hạt nhân nguyên tử này là +8e.
- Được, bằng cách đưa quả cầu nhiễm điện lại gần một đầu ống nhôm, dùng tay chạm vào đầu kia của ống nhôm, chân chạm mặt đất.
GV: Trần Ngọc Ứng Giáo án vật lí 7
5’ Hoạt động 2 : Củng cố.
- Treo hình vẽ sau đây lên bảng : Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thử 2 :
4 – Dặn dò :(2’)* Bài cũ : * Bài cũ :
- Oân tập kĩ các nội dung ôn tập.
- Làm lại các bài tập trong sách BT từ bài17->23 - Học thuộc nội dung ghi nhớ của mỗi bài.
- Đọc lại phần có thể em chưa biết để tìm hiểu thêm.
* Bài mới : Chuẩn bị cho tiết kiểm tra một tiết tuần sau.
IV .Rút kinh nghiệm,bổ sung:
... ... ...
GV: Trần Ngọc Ứng Giáo án vật lí 7
Ngày 05/03/2010
Tuần 28 - Tiết 27: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu:
Thông qua bài kiểm tra :
- GV đánh giá được kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng. - Qua kết quả kiểm tra, HS rút kinh nghiệm cải tiến phương pháp học tập.
- Qua kết quả kiểm tra GV cũng có được những suy nghĩ cải tiến, bổ sung cho bài giảng hấp dẫn hơn, gây được sự hứng thú học tập của HS.
II.Chuẩn bị:
GV: Nghiên cứu kĩ trọng tâm kiến thức và kĩ năng của chương, chọn loại hình kiểm tra và soạn đề
kiểm tra.
HS: Chuẩn bị kiến thức để kiểm tra.